Theo bài đăng trên Radio Taiwan International cho biết, trong nước đã bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19, theo chỉ thị của Trung tâm Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Trung ương kể từ ngày 15/6, người trên 75 tuổi của 6 thành phố trực thuộc Trung ương và một số huyện thị khác sẽ được tiêm vaccine AZ. Vậy ai không nên tiêm vaccine ngừa Covid-19? Người mắc bệnh ung thư, người cao tuổi mắc bệnh mãn tính có nên tiêm ngừa không? Nếu lo lắng tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình để được đánh giá nguy cơ liên quan rồi mới tiêm phòng.
Xem thêm: Việt Nam tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội 2021 vào cuối tháng 7
Radio Taiwan International cho biết thêm, cho dù đã hoàn thành việc tiêm vaccine ngừa Covid-19, chúng ta vẫn phải tuân thủ nguyên tắc của nếp sống phòng dịch mới, năng rửa tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách giao tiếp xã hội nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Theo chỉ thị của Trung tâm Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Trung ương kể từ ngày 15/6, người trên 75 tuổi của 6 thành phố trực thuộc Trung ương và một số huyện thị khác sẽ được tiêm vaccine AZ. (Nguồn ảnh: Shutterstock)
Câu hỏi 1: Nhóm người nào không được tiêm vaccine ngừa Covid-19?
Trả lời: Người từng có phản ứng nghiêm trọng đối với thành phần của vaccine hoặc có phản ứng nghiêm trọng đối với mũi vaccine tiêm lần trước thì không được tiêm chủng.
Câu hỏi 2:Nhóm người nào nên hoãn tiêm vaccine ngừa Covid-19?
Trả lời: Người đang sốt, người mắc bệnh cấp tính nghiêm trọng thì nên đợi khi bệnh ổn định mới tiêm phòng.
Người có chức năng miễn dịch thấp, có phản ứng miễn dịch yếu đối với vaccine, kiến nghị không nên tiêm phòng.
Người mắc bệnh ung thư máu có thể sẽ thực hiện hóa trị liệu liều cao hay dùng thuốc tăng bạch cầu, kiến nghị hoãn việc tiêm phòng đồng thời xin ý kiến bác sĩ.
Người mắc bệnh ung thư, người cao tuổi mắc bệnh mãn tính có nên tiêm ngừa không? Nếu lo lắng tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình để được đánh giá nguy cơ liên quan rồi mới tiêm phòng. (Nguồn ảnh: chính quyên thành phố Đài Bắc)
Câu hỏi 3:Người mắc bệnh ung thư có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19? Đang trong thời gian thực hiện hoá trị liệu có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19?
Trả lời: Được, có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19. Nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh ung thư một khi nhiễm Covid-19 thì tỉ lệ biến chứng và tử vong rất cao và virus cũng rất dễ đột biến nên kiến nghị ưu tiên tiêm chủng, tuy nhiên nên thảo luận và xin ý kiến của bác sĩ điều trị.
Câu hỏi 4:Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao có thể tiêm vaccine AZ hay không?
Trả lời: Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao một khi nhiễm Covid-19 thì tỷ lệ bệnh trở nặng và tử vong cao hơn so với người bình thường. Theo đánh giá, việc tiêm vắc xin đối với nhóm người này có nhiều cái lợi hơn là rủi ro, kiến nghị nên tiêm phòng.
Xem thêm: Cẩn thận bảo quản tài sản cá nhân trong mùa dịch
Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao một khi nhiễm Covid-19 thì tỷ lệ bệnh trở nặng và tử vong cao hơn so với người bình thường. Theo đánh giá, việc tiêm vắc xin đối với nhóm người này có nhiều cái lợi hơn là rủi ro, kiến nghị nên tiêm phòng. (Nguồn ảnh: chính quyên thành phố Đài Bắc)
Câu hỏi 5:Người cao tuổi mắc bệnh mãn tính có cần dừng thuốc trước khi tiêm vaccine Covid-19 hay không?
Trả lời: Không cần dừng thuốc. Giám đốc chi nhánh Beihu của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan Huỳnh Quốc Tấn nhắc nhở, trước khi tiêm vắc xin, vẫn duy trì cuộc sống bình thường, nếu có dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính thì không cần phải dừng thuốc, có thể mang thuốc đến cho bác sĩ xem để đánh giá có nên tiêm phòng hay không.