Theo bài đăng trên trang tuoitre.vn cho biết, biến thể Omicron (ban đầu được gọi là B.1.1.529) lần đầu tiên được báo cáo cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24/11. Sau đó, hôm 26-11, WHO đã đặt tên cho biến thể mới là Omicron (theo bảng chữ cái Hy Lạp) và phân loại biến thể này là "biến thể đáng lo ngại". Biến thể này được cho là có 32 đột biến trong protein gai. Tính đến ngày 29-11, biến thể này đã được phát hiện tại nhiều quốc gia, trong đó có Nam Phi, Botswana, Úc, Anh, Đức, Ý, Bỉ... và đặc khu hành chính Hong Kong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, qua bằng chứng sơ bộ cho thấy biến thể Omicron sẽ được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 9/11. (Nguồn ảnh: Pixabay)
1.Omicron xuất hiện từ đâu?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, qua bằng chứng sơ bộ cho thấy biến thể Omicron sẽ được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 9/11. Theo CNN, điều mà các nhà khoa học biết được chính là: nhiều khả năng virus đã biến đổi ở những nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp và có mức độ lây nhiễm của virus cao. "Có thể biến thể này đã xuất hiện ở một quốc gia khác và sau đó được phát hiện ở Nam Phi - quốc gia có năng lực giải trình tự gene rất tốt. Đây có thể là hậu quả của một đợt bùng phát dịch, có khả năng đã xảy ra ở một số khu vực thuộc vùng Hạ Sahara (phía nam sa mạc Sahara) của châu Phi - vùng không có số lượng lớn hoạt động giám sát bộ gene của virus đang diễn ra và có tỉ lệ tiêm chủng thấp" - ông Michael Head, nhà nghiên cứu cao cấp về y tế toàn cầu tại Đại học Southampton (Anh), nhận định. Ông Head nói thêm, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từng gây ra nhiều vấn đề cho thế giới trước đây đều xuất hiện từ "những nơi trải qua các đợt bùng phát lớn và không kiểm soát". Chẳng hạn trường hợp biến thể Alpha lần đầu được phát hiện ở Anh vào tháng 12-2020 hay biến thể Delta lần đầu tiên được ghi nhận ở Ấn Độ vào tháng 2-2021.
2.Tốc độ lây lan của biến chủng Omicron có mạnh hơn Delta không?
Theo các nhà khoa học, biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana ngày 24/11 và có tới 32 đột biến ở protein gai, là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2 và được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác. Theo đó, biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta.
- Các quốc gia khẩn cấp đóng cửa biên giới
Do lo ngại Omicron là biến thể có khả năng lây lan mạnh và kháng vắc xin, hàng loạt quốc gia đã nhanh chóng siết chặt biên giới với người từ khu vực phía nam châu Phi. Châu Âu và Mỹ đều đã hạn chế du khách từ Nam Phi và các nước lân cận. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phản ứng với biến thể mới bằng việc nhanh chóng đóng cửa biên giới với khách đến từ các quốc gia trong khu vực phía nam châu Phi, bao gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique, và Malawi. Nhiều nước Trung Đông và châu Á cũng có biện pháp tương tự. Israel là quốc gia đầu tiên trên thế giới đóng cửa hoàn toàn biên giới vì Omicron, bắt đầu từ 28-11 và kéo dài hai tuần.
- Từ ngày 29-11, Mỹ chính thức bắt đầu cấm nhập cảnh với hầu hết khách từ 8 quốc gia phía nam châu Phi, gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi.
- Theo Hãng tin Bloomberg, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ dời thời gian diễn ra hai cuộc họp kỹ thuật để các ủy ban có thêm thời gian đánh giá tác động của biến thể Omicron.
- Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cho biết Anh đã ghi nhận ca thứ 3 mắc biến thể Omicron. Người này có liên quan tới hoạt động đi lại đến phía nam châu Phi. Đức cũng ghi nhận ca thứ 3 mắc biến thể Omicron.
- Philippines siết chặt hơn nữa biên giới để ngăn biến thể Omicron. Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Philippines đã đưa Áo, Cộng hòa Czech, Hungary, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và Ý vào “danh sách đỏ” cho đến ngày 15-12, theo đó cấm nhập cảnh với khách từ các quốc gia này.
- Từ ngày 29-11, Morocco cấm tất cả các chuyến bay chở khách quốc tế đi vào nước này trong hai tuần do lo ngại về biến thể Omicron.
- Từ ngày 29-11, Indonesia sẽ cấm nhập cảnh với khách đã đến 8 quốc gia châu Phi (Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Lesotho, Mozambique, Eswatini, Nigeria) trong 14 ngày qua. Nước này cũng kéo dài thời gian cách ly với du khách quốc tế đến Indonesia từ 3 ngày lên 7 ngày để hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron.
- Bộ Y tế Việt Nam đã báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.
Xem thêm: Cục Thương mại Quốc tế - Bộ Kinh tế Đài Loan tổ chức “Tọa đàm về Xuất khẩu hướng Nam mới 2021”
Các chuyên gia nhận định cho dù biến thể mới làm giảm hiệu quả của vắc xin, nó cũng không hoàn toàn phá hết lớp phòng vệ vắc xin trong cơ thể. (Nguồn ảnh: Pixabay)
- 4. Các loại vắc-xin hiện tại có hiệu quả đối với biến chủng Omicron hay không?
Theo bài đăng trên qdnd.vn cho biết, trong thông báo ngày 26-11, các chuyên gia nhận định cho dù biến thể mới làm giảm hiệu quả của vắc xin, nó cũng không hoàn toàn phá hết lớp phòng vệ vắc xin trong cơ thể. AstraZeneca cho biết hãng hy vọng hỗn hợp kháng thể đơn dòng của hãng sẽ vẫn hiệu quả với biến thể Omicron. Hiện hãng đang thực hiện nghiên cứu tại Botswana và Eswatini nhằm thu thập dữ liệu về hiệu quả của vắc xin đối với biến thể mới này. AstraZeneca nhấn mạnh vắc xin phòng Covid-19 của hãng đã cho thấy hiệu quả chống lại tất cả biến thể đáng lo ngại (VOC) hiện nay của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. AstraZeneca cho biết thêm hãng đang thử nghiệm kháng thể đơn dòng AZD7442 đối với biến thể Omicron và hy vọng loại thuốc này sẽ duy trì được hiệu quả trong việc chống lại biến thể mới.
Trong khi đó, hai hãng dược Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức bày tỏ hy vọng trong hai tuần tới sẽ có nhiều dữ liệu hơn về biến thể Omicron - mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm biến thể đáng quan ngại - để xác định mức độ hiệu quả của vắc xin do hai hãng phối hợp bào chế đối với biến thể mới. Tuyên bố của Pfizer và BioNTech nêu rõ các chuyên gia đã ngay lập tức tìm hiểu về biến thể Omicron và những dữ liệu mới sẽ cung cấp thêm thông tin về việc liệu biến thể Omicron có khả năng "né" vắc xin hay không. Trong trường hợp biến thể này có thể lẩn tránh "lá chắn" miễn dịch cho vắc xin tạo ra, hai hãng sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong sản phẩm vắc xin của mình để ứng phó với kịch bản biến thể này lây lan trên toàn cầu. Pfizer/BioNTech cũng khẳng định có thể bào chế vắc xin mới chống lại biến thể Omicron trong vòng 6 tuần và các lô vắc xin đầu tiên sẽ được giao trong 100 ngày. Trước đây, hai hãng này cũng đã cải tiến vắc xin công nghệ mRNA dựa trên chủng virus phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) để vắc xin đạt hiệu quả hơn với biến thể Alpha và Delta.
Ngoài các hãng AstraZeneca, Pfizer và BioNTech, hãng Moderna (Mỹ) cũng cho biết đang nỗ lực cải thiện liều vắc xin tăng cường tập trung vào biến thể Omicron, đồng thời đang thử nghiệm một liều tăng cường khác với liều lượng cao hơn so với liều hiện nay. Ngoài ra, Moderna cũng nghiên cứu nhiều liều vắc xin tăng cường khác có khả năng bảo vệ con người trước các biến thể của virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, hãng dược Johnson & Johnson cho biết đang theo dõi sát biến thể Omicron và đánh giá hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 của hãng với biến thể mới này.
- 5. Làm cách nào để phòng chống biến thể Omicron
Đã có cảnh báo là biến thể Omicron có khả năng lây gấp 5 lần so với biến thể Delta. Tuy nhiên, bác sĩ ở Nam Phi cho biết các bệnh nhân có triệu chứng rất nhẹ. Do đó, có thể biến thể này lây lan nhanh nhưng không nguy hiểm. Theo Hãng tin Reuters, ngày 28-11, bác sĩ Angelique Coetzee, chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, một trong những người đầu tiên nghi ngờ về sự xuất hiện một biến thể virus corona khác ở các bệnh nhân, cho biết các triệu chứng của biến thể Omicron cho đến nay rất nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Hầu hết bệnh nhân mà bà Coetzee điều trị cảm thấy "rất mệt mỏi". Theo bà, tình trạng mệt mỏi quá mức có thể là một triệu chứng điển hình khi nhiễm biến thể Omicron. Không có bệnh nhân nào bị mất vị giác hoặc khứu giác và đây là một chi tiết đáng chú ý. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định điều gì về độc tính của biến thể Omicron. Bất kể chủng vi khuẩn mới này có lây lan trong tương lai hay không, khuyến cáo người dân vẫn nên cố gắng hết sức để tránh bị lây nhiễm. Việc tiêm chủng đầy đủ, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên vẫn là những biện pháp phòng dịch có hiệu quả nhất.