:::

Cao Hùng mở chương trình Đào tạo chuyên viên phiên dịch nâng cao dành cho di dân mới năm 2021

Cao Hùng mở chương trình Đào tạo chuyên viên phiên dịch nâng cao dành cho di dân mới năm 2021. (Nguồn ảnh: Cục Lao động thành phố Cao Hùng)
Cao Hùng mở chương trình Đào tạo chuyên viên phiên dịch nâng cao dành cho di dân mới năm 2021. (Nguồn ảnh: Cục Lao động thành phố Cao Hùng)

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】- Dân số di dân mới tại Đài Loan đang dần tăng lên. Nhiều người trong số họ đến từ Đông Nam Á và biết nhiều thứ tiếng. Sau khi đến Đài Loan, họ đã phát huy năng lực về ngoại ngữ của mình để trở thành thông dịch viên hoặc giáo viên và nỗ lực đóng góp công sức của mình vào việc làm phong phú thêm môi trường đa ngôn ngữ của Đài Loan. Nhằm bổ sung thêm các nhân tài song ngữ và mở rộng các dịch vụ liên quan đến ngoại ngữ cho thành phố Cao Hùng, Trung tâm Đào tạo việc làm thuộc Cục Lao động chính quyền thành phố Cao Hùng đã tổ chức "Chương trình Đào tạo chuyên viên phiên dịch nâng cao dịch vụ việc làm cho di dân mới năm 2021". Những người hoàn thành quá trình đào tạo và vượt qua kỳ thi sẽ được cấp chứng chỉ và được đưa vào "Thư viện thông tin nhân tài phiên dịch thành phố Cao Hùng".

Xem thêm: Từ 1/11, những kiện hàng gửi bằng đường hàng không tới Đài Loan sẽ không được phép gửi gộp đơn hàng

Chị Trần Lâm Phượng, Chủ tịch Hiệp hội sáng tạo văn hóa nghệ thuật di dân mới thành phố Cao Hùng, là một di dân mới đến từ Việt Nam, chị đã sinh sống tại Đài Loan được 21 năm. (Nguồn ảnh: Hiệp hội sáng tạo văn hóa nghệ thuật di dân mới thành phố Cao Hùng)Chị Trần Lâm Phượng, Chủ tịch Hiệp hội sáng tạo văn hóa nghệ thuật di dân mới thành phố Cao Hùng, là một di dân mới đến từ Việt Nam, chị đã sinh sống tại Đài Loan được 21 năm. (Nguồn ảnh: Hiệp hội sáng tạo văn hóa nghệ thuật di dân mới thành phố Cao Hùng)

Chị Trần Lâm Phượng, Chủ tịch Hiệp hội sáng tạo văn hóa nghệ thuật di dân mới thành phố Cao Hùng, là một di dân mới đến từ Việt Nam, chị đã sinh sống tại Đài Loan được 21 năm. Chị đã chia sẻ trường hợp những người Việt Nam từng vi phạm pháp luật ở Đài Loan, do ở nơi đất khách quê người, ngôn ngữ không thành thạo nên thường trong những trường hợp này đa số mọi người đều mất bình tình tĩnh. Công việc của một người phiên dịch lúc này không chỉ là có nghĩa vụ truyền tải những quyền lợi và quy định pháp luật mà ngay từ đầu phải hỗ trợ an ủi, động viên đương sự lấy lại bình bĩnh và hoàn thành việc lấy lời khai, lập biên bản.

Xem thêm: Hội thảo trực tuyến “Khung Hợp tác và Đào tạo Toàn cầu – Tăng cường khả năng phòng chống thiên tai cấp độ toàn cầu và quốc gia”

Phiên dịch viên là cầu nối giữa chính phủ và người nước ngoài. (Nguồn ảnh: Burst)Phiên dịch viên là cầu nối giữa chính phủ và người nước ngoài. (Nguồn ảnh: Burst)

Người phiên dịch là “đại sứ phòng chống dịch bệnh” quan trọng của chính quyền thành phố, trong thời gian người nước ngoài cách ly kiểm dịch 14 ngày, các phiên dịch liên tục gọi điện thoại quan tâm hỏi thăm tình hình, đóng vai trò là tuyến phòng dịch cuối cùng của thành phố. Lao động di trú ở Đài Loan thường hay vi phạm pháp luật như tham gia giao thông sau khi uống rượu bia, trộm cắp, lừa đảo, và cũng rất dễ trở thành nạn nhân của các tập đoàn buôn người. Thông qua việc trao đổi với những lao động xa quê hương, cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, các phiên dịch viên là di dân mới không chỉ trở thành những phiên dịch viên thân thiết với mọi lao động nước ngoài mà còn là lực lượng then chốt thúc đẩy xây dựng đô thị thân thiện với mọi người dân.

Tin hot

回到頁首icon
Loading