Theo bài đăng trên trang Radio Taiwan International cho biết, toàn Đài Loan vẫn đang thực hiện cảnh báo phòng dịch cấp độ 3, từ cuối tháng 5, nhiều trường tiểu học đã yêu cầu học sinh không đến trường. Nhưng Liên minh Phúc lợi trẻ em trong lúc phục vụ đã phát hiện ra rằng, sự lạc hậu kỹ thuật số của các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đang ngày một lan rộng, có rất nhiều trẻ em gia đình khó khăn ở nhà không có mạng Internet, không có máy tính bảng, hoặc do không có phụ huynh ở bên cạnh, ảnh hưởng đến động lực học tập của các em, thậm chí có người là nghỉ học hẳn. Theo ông Lý Diên Xương- Hiệu trưởng trường tiểu học Audi tại khu Gongliao, thành phố Tân Bắc đã bày tỏ, chúng ta vẫn thường hay nghe nói đến việc dạy học từ xa, vậy rốt cuộc phải thực hiện như thế nào?
Trường tiểu học Audi tại khu Gongliao thuộc thành phố Tân Bắc có vị trí khá xa xôi hẻo lánh, khi tình hình dịch bệnh trở nên căng thẳng, đòi hỏi giáo viên và học sinh đều phải làm quen với việc dạy và học từ xa. Tuy nhiên, trường Audi vẫn khá là thành công trong việc dạy học từ xa, nhưng không phải vùng quê hẻo lánh nào ở Đài Loan cũng có thể thực hiện.
Theo điều tra của Liên minh Phúc lợi trẻ em với 303 trường tiểu học tại vùng sâu vùng xa trên toàn Đài Loan phát hiện, có 60.7% các trường cần các giới chức bên ngoài trợ cấp thiết bị để học tập, 53.1% trường cần hỗ trợ mạng Internet. (Nguồn ảnh: trích dẫn từ website偏鄉數位應用精進計畫)
Như các bạn nhỏ của trưởng tiểu học Haibao tại huyện Miêu Lật, trong thời gian dịch bùng phát, các em vẫn đến trường để học, vì gia đình nhiều em không có mạng Internet tại nhà. Theo điều tra của Liên minh Phúc lợi trẻ em với 303 trường tiểu học tại vùng sâu vùng xa trên toàn Đài Loan phát hiện, có 60.7% các trường cần các giới chức bên ngoài trợ cấp thiết bị để học tập, 53.1% trường cần hỗ trợ mạng Internet. Trong đó có 3 trường, do hơn một nửa số học sinh của trường, vì cơ sở hạ tầng trong nhà không đủ, nên đành phải đi đến trường để học; hơn nữa, ngoài các cơ sở thiết bị phần cứng ra, tổ chức chăm sóc phúc lợi này còn phát hiện, nghiêm trọng hơn nữa là còn gặp vấn đề từ phía phụ huynh.
Xem thêm: Thành phố Đài Bắc triển khai xét nghiệm sàng lọc PCR miễn phí cho người dân tại 7 bệnh viện
Theo bà Nguyên Gia Trinh – Phó hiệu trưởng trường Xiaocao Shuwu cho biết, phụ huynh cũng phải lo sinh kế, hoặc là do khác biệt về thói quen sinh hoạt, cũng xuất hiện một số xung đột giữa phụ huynh và con cái. Trong lúc dạy học từ xa, ngoài chức năng chăm sóc của phụ huynh không đủ, có một số gia đình, qua hình ảnh chia sẻ của các em lúc đang học còn thấy được đằng sau là em trai em gái trong nhà, đang chạy nhảy nô đùa.
Trang Radio Taiwan International cũng cho biết, thêm vào đó là rất nhiều phụ huynh không có kinh nghiệm và khả năng chăm sóc hoặc tương tác với các bạn nhỏ trong một thời gian dài, nghiêm trọng hơn nữa là ảnh hưởng đến việc học của con. Cơn dịch lần này cũng như một cách giúp mọi người phát hiện ra khó khăn của việc chuyển đổi mô hình dạy học thành dạy học từ xa tại Đài Loan, và cũng cho mọi người thấy được sự chênh lệch tài nguyên kỹ thuật số của các em nhỏ vùng sâu vùng xa.