:::

Di dân mới tại Đài Loan cũng nằm trong phạm vi đối tượng áp dụng của bảo hiểm việc làm bắt buộc

Di dân mới tại Đài Loan cũng nằm trong phạm vi đối tượng áp dụng của bảo hiểm việc làm bắt buộc. (Nguồn ảnh: Kho ảnh Shutterstock)
Di dân mới tại Đài Loan cũng nằm trong phạm vi đối tượng áp dụng của bảo hiểm việc làm bắt buộc. (Nguồn ảnh: Kho ảnh Shutterstock)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Thời báo Di dân mới toàn cầu / Số lượng di dân mới ở Đài Loan đang tăng lên mỗi năm, kéo theo đó là các vấn đề liên quan đến quyền sống và quyền lao động của họ cũng cần được bảo vệ. Khi người lao động nghỉ không lương để chăm sóc con nhỏ hoặc không tự nguyện nghỉ việc thì bảo hiểm việc làm có thể đảm bảo cuộc sống cơ bản trong một thời gian nhất định. Bất kể là tuyển dụng nhân viên chính thức toàn thời gian hay nhân viên làm theo giờ thì chủ sử dụng nên tuân thủ “Luật Bảo hiểm việc làm” để khai báo tham gia bảo hiểm việc làm cho người lao động, đặc biệt di dân mới cũng nằm trong phạm vi đối tượng áp dụng của loại bảo hiểm bắt buộc này.

Xem thêm: Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia Đài Loan tổ chức tọa đàm lắng nghe câu chuyện của lao động di trú

Chủ sử dụng nên tuân thủ “Luật Bảo hiểm việc làm” để khai báo tham gia bảo hiểm việc làm cho người lao động. (Nguồn ảnh: Pixabay)Chủ sử dụng nên tuân thủ “Luật Bảo hiểm việc làm” để khai báo tham gia bảo hiểm việc làm cho người lao động. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Theo "Luật Bảo hiểm việc làm", người lao động có quốc tịch Đài Loan hoặc di dân mới làm việc hợp pháp tại Đài Loan (người nước ngoài đã kết hôn với công dân Đài Loan và nhập hộ tịch, người nước ngoài được phép cư trú tại Đài Loan theo diện tuyển dụng đến Đài Loan làm việc, cư dân đến từ Trung Quốc, Hồng Kông hoặc Ma Cao) đồng thời trên 15 tuổi đến dưới 65 tuổi, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm lao động khi về già hoặc trợ cấp bảo hiểm của chính phủ khi về già, đều là đối tượng phù hợp tham gia bảo hiểm việc làm bắt buộc. Trong thời gian tuyển dụng người lao động làm việc, chủ sử dụng hoặc doanh nghiệp chính là đơn vị có trách nhiệm đóng bảo hiểm việc làm cho người lao động.

Xem thêm: Miêu Lật tổ chức khóa đào tạo thông dịch viên dành cho di dân mới

Nhắc nhở người lao động rằng, khi tìm được việc làm, đừng quên chú ý xem chủ sử dụng có làm thủ tục đăng ký bảo hiểm lao động theo quy định hay không, để tự bảo vệ quyền lợi được đóng bảo hiểm cho bản thân mình. (Nguồn ảnh: Pixabay)Nhắc nhở người lao động rằng, khi tìm được việc làm, đừng quên chú ý xem chủ sử dụng có làm thủ tục đăng ký bảo hiểm lao động theo quy định hay không, để tự bảo vệ quyền lợi được đóng bảo hiểm cho bản thân mình. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Ngoài ra, nếu di dân mới ly hôn hoặc vợ (chồng) của di dân mới qua đời, nếu họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể được quy định trong "Luật Xuất nhập cảnh và di cư", "Điều khoản về Quan hệ nhân dân giữa Đài Loan và Trung Quốc" và "Điều khoản quan hệ Hồng Kông và Macao", khi vợ (chồng) của di dân mới qua đời dẫn đến tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, sau khi được tòa án phê duyệt lệnh bảo vệ và có được quyền giám hộ con cái tuổi vị thành niên đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại Đài Loan sau khi ly hôn, v.v. và được phép tiếp tục cư trú tại Đài Loan theo quy định của pháp luật thì vẫn được tham gia bảo hiểm lao động.

Bộ Lao động Đài Loan cũng chỉ ra rằng, phạm vi áp dụng bảo hiểm việc làm không giới hạn các tổ chức đăng ký kinh doanh, ví dụ như các lớp học thêm, nhà trọ, ban quản lý chung cư...đều thuộc phạm vi áp dụng của bảo hiểm việc làm bắt buộc. Nhắc nhở người lao động rằng, khi tìm được việc làm, trong ngày đầu đến nhậm chức, đừng quên chú ý xem chủ sử dụng có làm thủ tục đăng ký bảo hiểm lao động theo quy định hay không, để tự bảo vệ quyền lợi được đóng bảo hiểm cho bản thân mình.

Tin hot

回到頁首icon
Loading