:::

Cuộc sống mĩ mãn của di dân mới Phan Si Leng người Campuchia

Phan Si Leng nhiệt tình mặc trang phục truyền thống giới thiệu văn hoá Campuchia (Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)
Phan Si Leng nhiệt tình mặc trang phục truyền thống giới thiệu văn hoá Campuchia (Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)

Phan Si Leng (潘喜玲) đến từ Campuchia có ba đứa con xinh xắn, người chồng yêu thương thường có những bất ngờ lãng mạn cho cô trong cuộc sống. Phan Si Leng kể về cuộc hôn nhân hạnh phúc kéo dài 11 năm ở Đài Loan và nói: "Do các vấn đề chính sách của Campuchia, tôi đã kết hôn và sang Đài Loan với chồng tôi người Đài Loan thật sự không hề dễ dàng. Hiện nay từ Campuchia gả sang làm dâu Đài Loan chắc chắn là một tình yêu đích thực trải qua muôn vàn gian khổ! ”

Phan Si Leng tại hôn lễ ở Campuchia (Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)Phan Si Leng tại hôn lễ ở Campuchia(Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)

Cô từng là biên dịch viên tiếng Campuchia và thông dịch viên tại Trạm dịch vụ Tp.Tân Bắc của Sở Di dân, cũng là giáo viên người Campuchia ở nhiều trường tiểu học, đồng thời hỗ trợ dịch các tài liệu tiếng Campuchia cho các công ty Đài Loan. Trình độ tiếng Trung của Phan Si Leng khiến nhiều rất người Đài Loan kinh ngạc. Trên thực tế, Phan Si Leng không phải là người Hoa, kinh nghiệm học tiếng Hoa của cô cũng rất đặc biệt.

Phan Si Leng đưa các con về quê Campuchia  (Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)Phan Si Leng đưa các con về quê Campuchia(Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)

Năm 8 tuổi, cô học tiếng Trung từ một cô người Hoa ở trong làng. Năm 16 tuổi, cô làm việc ở xưởng giày. Sau đó, cô mới biết người dạy tiếng Hoa lúc đầu cho cô là một người đến từ Phúc Kiến. Mặc dù cô học tiếng Hoa phồn thể, nhưng phát âm lại giống với tiếng Đài Loan. Lúc đó, cô đang làm nhân viên vận hành trong một nhà máy, lương tháng chỉ 35 đô la Mỹ, cô cũng hiểu tầm quan trọng sâu sắc của tiếng Hoa. Sau khi tan làm, cô đến một ngôi chùa Phật giáo do một nhóm tôn giáo Đài Loan mở tại Campuchia để học tiếng Hoa và tin học. Bốn năm sau, khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Hoa của cô đã tiến bộ đáng kinh ngạc, cô còn hiểu tiếng Phúc Kiến. Phan Si Leng thuận lợi được vào làm phiên dịch ở công xưởng Đài Loan, mức lương không chỉ tăng gấp 10 lần, cũng là cơ hội giúp cô gặp được người chồng hiện tại của cô, anh Lý Tuấn Ngạn.

Chỉ cần là hoạt động giới thiệu văn hoá Campuchia, Phan Si Leng đều nhiệt tình tham gia (Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)Chỉ cần là hoạt động giới thiệu văn hoá Campuchia, Phan Si Leng đều nhiệt tình tham gia(Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)

Để sớm thích nghi với cuộc sống ở Đài Loan, sau khi kết hôn, Phan Si Leng đã tích cực tham gia các hoạt động và khóa học do các Trạm dịch vụ của Sở Di dân tổ chức, như khóa học tiếng Hoa cho người mới nhập cư, khóa đào tạo thông dịch dịch, khóa học nấu ăn, văn hóa, vv… Chỉ cần được phép đưa con tham gia các hoạt động, chắc chắn sẽ có sự tham gia của cô. Đến Đài Loan được 11 năm và tự nhận là di dân mới lâu năm, những năm gần đây, cô ấy cũng được mời đi diễn giảng và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, để các chị em di dân mới có thể bớt sự sợ hãi và lo lắng. Thông qua mạng xã hội, Phan Si Leng cũng nhận thấy rằng có hơn 3.000 di dân mới từ Campuchia tại Đài Loan. Phan Si Leng tích cực kết nối những di dân mới người Campuchia ở Đài Loan trong nhóm cộng đồng, để chia sẻ chi tiết về cuộc sống ở Đài Loan, và hỗ trợ các chị em Campuchia kém tiếng Hoa trong cuộc sống ở Đài Loan. Trong vài năm qua, Phan Si Leng đã được công nhận là người nhiệt tình nhất trong cộng đồng người Campuchia ở Đài Loan.

Phan Si Leng cũng đảm nhiệm thông dịch viên ở toà án và Sở Di dân (Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)Phan Si Leng cũng đảm nhiệm thông dịch viên ở toà án và Sở Di dân(Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)

Cô từng làm thông dịch viên cho Sở Di dân, biên dịch viên cho công ty và là giáo viên dạy tiếng Campuchia, cộng thêm hai con nhỏ khiến Phan Si Leng vô cùng bận rộn. 5 năm trước cô mang thai đứa con thứ 3 “ngoài kế hoạch”, thời gian mang thai, cô phải tạm dừng công việc phiên dịch ở công ty được trả lương cao. Để chia sẻ sinh hoạt phí cho gia đình, cô bắt đầu suy nghĩ về công việc nào vừa cho phép cô chăm sóc gia đình vừa làm việc ở nhà để kiếm tiền và chia sẻ gánh nặng của chồng.

Phan Si Leng tự làm video dạy tiếng Campuchia (Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)

Phan Si Leng tự làm video dạy tiếng Campuchia(Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)

Phan Si Leng hoạt động khá sôi nổi trên cộng đồng mạng, bắt đầu tìm hiểu “thương mại điện tử”. Ban đầu, cô chỉ bán một số quần áo và đồ dùng trẻ em trong nhóm một số chị em người Campuchia, không ngờ nhanh chóng trở thành một nhóm. Tiếp đó, một số chị em người Campuchia đến Đài Loan nhiều năm nhớ hương vị quê hương nên nhờ chồng Phan Si Leng thường xuyên đi lại giữa Campuchia và Đài Loan mang về. Từ cơ hội đó khiến Phan Si Leng bắt đầu khám phá "thương mại điện tử", và tạo ra fanpage「柬到寶三寶媽」, cũng mở một nền tảng mua sắm trực tuyến và bắt đầu tìm hiểu cách quảng bá. Để làm cho hoạt động kinh doanh độc đáo hơn, Phan Si Leng chỉ bán quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hóa và gia vị văn hóa và sáng tạo từ Campuchia, đồng thời cung cấp dịch vụ ký gửi các món ăn thủ công Campuchia ở Đài Loan, với hơn bốn năm hoạt động đã xây dựng được thương hiệu riêng. Mỗi khi phát sóng trực tiếp giới thiệu sản phẩm đều thu hút được nhiều khán giả, thấy Phan Si Leng mặc trang phục truyền thống của Campuchia để giới thiệu sản phẩm, cũng có cả những người không quen thuộc với Campuchia, cũng không thể không đặt hàng.

Việc kinh doanh thương mại điện tử trực tuyến bắt đầu nhờ việc cô vô tình mang thai đứa con thứ ba đã giúp Phan Si Leng chăm sóc cho gia đình và ba em bé, đồng thời cô cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong 4 năm kinh doanh. Phan Si Leng cũng rất vui khi được chia sẻ kinh nghiệm của mình với các chị em di dân mới, để nhiều chị em di dân mới cần chăm sóc gia đình và không thể ra ngoài làm việc cũng có thể sử dụng Internet lập nghiệp, đồng thời có thể chăm sóc gia đình của họ.

biểu diễn giới thiệu văn hoá Campuchiabiểu diễn giới thiệu văn hoá Campuchia(Nguồn ảnh: Phan Si Leng giới thiệu)

Giờ đây, cuộc sống của Phan Si Leng có thể nói là ngày càng bận rộn hơn. Ngoài việc chăm sóc gia đình, công việc thông dịch viên ở Trạm phục vụ và toà án dù bận đến mấy cô cũng kiên trì. Cô nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục và di sản văn hóa, cũng kiên trì dạy tiếng Campuchia cho một số trường tiểu học ở khu vực Đài Bắc và Tân Bắc hàng tuần. Ngoài ra, những hoạt động do Sở Di dân hay Hội phụ nữ tổ chức, cô cũng nhiệt tình tham gia, mang đến các sản phẩm của Campuchia để giao lưu và quảng bá văn hóa. Trung bình mỗi tháng có hai hoặc ba bài diễn giảng, các hoạt động biểu diễn các điệu múa Campuchia, thậm chí hỗ trợ y tế nhân đạo quốc tế, chỉ cần có thể giúp được, cô đều tham gia hết mình.

dùng tiếng Campuchia viết câu đối (Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)dùng tiếng Campuchia viết câu đối(Nguồn ảnh: Phan Si Leng cung cấp)

Sự nhiệt tình của Phan Si Leng đã khiến nhiều người cảm động, cô cũng đã giúp đỡ nhiều chị em di dân mới đang ở trong hoàn cảnh khó khan, giúp họ có thêm động lực ở Đài Loan. Nhờ cô thúc đẩy「柬台推廣文化三寶媽」, cũng như các sự kiện trực tiếp để nhiều người Đài Loan có thể hiểu về văn hóa Campuchia, cũng qua các diễn giảng, dạy học, chia sẻ của cô, giúp nhiều di dân mới từ học được cách vừa chăm sóc gia đình và kinh doanh thương mại điện tử. Vậy sẽ cần làm gì tiếp theo? Tin rằng, chặng đường phía trước của Phan Si Leng sẽ ngày càng thú vị hơn.

Để theo dõi thêm thông tin, mời quý vị độc giả truy cập :「柬台推廣文化三寶媽」、「柬到寶三寶媽

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading