:::

Chính phủ Việt Nam dành số tiền 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Chính phủ Việt Nam dành số tiền 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. (Nguồn ảnh: thanhnien.vn)
Chính phủ Việt Nam dành số tiền 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. (Nguồn ảnh: thanhnien.vn)

Theo bài đăng trên trang tuoitre.vn cho biết, chính phủ Việt Nam dành số tiền lên tới 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng chống dịch, chỉ giãn cách quy mô hẹp. Đó là những thông tin mới nhất liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát và có diễn biến phức tạp ở một số địa phương, trong đó có TP.HCM, được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 1-7. Chủ trì cuộc họp báo Chính phủ được tổ chức ngay sau phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết nghị quyết số 68 của Chính phủ sẽ được ban hành liên quan đến chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp với số tiền 26.000 tỉ đồng.

Xem thêm: Khôi phục quy định cho phép lao động di trú làm việc trong các hộ gia đình được chuyển chủ

Thông tin nghị quyết hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động vừa được Thủ tướng Chính phủ ký cách đây 15 phút, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho hay Chính phủ đã ban hành nghị quyết với mục tiêu tập trung chủ yếu 2 đối tượng người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu do tác động dịch COVID-19. Ông Dung nhấn mạnh bốn nguyên tắc cơ bản là đảm bảo hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai minh bạch, thiết kế chính sách đơn giản nhất dễ tiếp cận, thủ tục hành chính giảm tới 2/3.  Đảm bảo tính khả thi của chính sách và các đối tượng được hỗ trợ nhận hỗ trợ từ một chính sách, trừ hai đối tượng ưu tiên có thể có 2 - 3 chính sách như phụ nữ mang thai, cha/mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em điều trị nhiễm COVID-19 và trẻ em cách ly. 

 Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung (giữa) cho hay Chính phủ đã ban hành nghị quyết với mục tiêu tập trung chủ yếu 2 đối tượng người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu do tác động dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: plo.vn)

Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung (giữa) cho hay Chính phủ đã ban hành nghị quyết với mục tiêu tập trung chủ yếu 2 đối tượng người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu do tác động dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: plo.vn)

Theo đó, có 12 nhóm chính sách là miễn và giảm mức đóng bảo hiểm về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, hỗ trợ người lao động tạm không có việc làm, người lao động tự do, các đối tượng bị ảnh hưởng do phải cách ly do COVID-19…Với lực lượng vũ trang và cán bộ công nhân viên chức, người hưởng ngân sách không được hưởng chính sách này. Thông tin thêm về gói hỗ trợ lao động tự do, Bộ trưởng Dung cho biết Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh phải chăm lo đối tượng này, vì bị ảnh hưởng sâu trực tiếp và khó tiếp cận gói hỗ trợ này.

Xem thêm: Triển lãm nhiếp ảnh tương tác 3D trực tuyến của lao động di trú

Trang tuoitre.vn cho biết thêm, thực tế triển khai gói hỗ trợ lần 1 gặp nhiều khó khăn, có tổ trưởng dân phố khảo sát nhiều lần, lao động tự do biến động thường xuyên, di chuyển khắp nơi, nên Chính phủ đã tổng kết và cho thấy rằng nếu trực tiếp Chính phủ thực hiện sẽ khó khăn và khó khả thi. Do đó, Chính phủ có chủ trương hỗ trợ nhóm này, giao toàn quyền cho địa phương, căn cứ vào điều kiện và khả năng ngân sách, chủ động xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức tiền. Chính phủ đưa ra quy định mức sàn thấp nhất tối thiểu 1,5 triệu đồng/tháng và không dưới 50.000 đồng/người. Ngân sách cho hỗ trợ của lao động tự do do địa phương cân đối nguồn thu và dự phòng để lại.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading