:::

Đổ vỡ và tái sinh sau dịch bệnh: Tương lai nào cho tân di khi khi về già

Đổ vỡ và tái sinh sau dịch bệnh: Tương lai nào cho tân di khi khi về già. (Ảnh: anh Lâm Châu Hy cung cấp)
Đổ vỡ và tái sinh sau dịch bệnh: Tương lai nào cho tân di khi khi về già. (Ảnh: anh Lâm Châu Hy cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Năm 2019, sau khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên thế giới, chỉnh phủ các nước liên tiếp áp dụng chính sách đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, vào thời điểm đó không có bất kỳ chuyến bay hay tàu thuyền nào hoạt động, cuộc sống của con người chỉ bó hẹp trong bốn bức tường, không thể đi đâu và cũng không thể làm gì, nhiều di dân từ khắp nơi trên thế giới không thể quay trở về quê hương. Thời điểm hiện tại, sau khi tình hình dịch bệnh đã có những biến đổi tích cực, các quốc gia dần mở cửa giao thương trở lại, người dân khắp nơi vui sướng khi lại có thể ra nước ngoài du lịch, đặc biệt là tân di dân, họ vui mừng khi lại được trở về quê hương, gặp lại người thân yêu sau bao năm xa cách. Tuy nhiên, ở một góc khuất nào đó tôi lại được nghe những câu chuyện không mấy vui vẻ mà tân di dân gặp phải sau thời gian dài diễn ra dịch bệnh, trong lòng không khỏi có chút buồn thay cho những người con xa quê đó.

Đường về nhà thênh thang, những niềm vui được trở lại quê hương nay lại biến thành áp lực trùng trùng

Chị Kim đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, bố mẹ chị lần lượt qua đời vào đầu năm ngoái và giữa năm nay, lúc đó Đài Loan vẫn đang thắt chặt phòng dịch, chỉ có thể gọi điện qua video call để liên lạc với gia đình, ở nơi xa chị chỉ có thể âm thần an ủi người nhà của mình. “Khi nghe tin bố mẹ bị bệnh, tôi sốt ruột lắm, đợi mãi đợi mãi đến hè năm nay mới khôi phục lại đường bay, mặc dù hiện tại đã có thể về nước, nhưng có lẽ đây là lần mà tôi không muốn trở về nhà nhất trong suốt cuộc đời của mình.” Chị còn tâm sự thêm “Sau khi bố mẹ qua đời, người nhà bắt đầu bàn bạc chuyện phân chia tài sản, nhưng họ lại không hề đả động gì đến tôi, lí do là vì tôi đã đi lấy chồng ở nước ngoài rồi. Nhưng nhà và xe của bố mẹ đều là tài sản mà tôi cực khổ làm việc ở Đài Loan chắt góp gửi tiền về mua, bây giờ lại nói tôi không liên quan, thật sự khiến tôi rất đau lòng.”

Chị Mỹ đã có thời gian sinh sống và làm việc tại Đài Loan 18 năm chỉ biết thở dài chia sẻ, dịch bệnh khiến cho tình cảm với người trong nhà thay đổi đi rất nhiều, từ trước đến nay chị chưa từng có suy nghĩ không muốn trở lại quê hương. Nhưng lần này trở về lại là để chịu tang người bố mới mất, “do không có tiền nên tôi không mua quà cáp gì cả, họ hàng thấy tôi không mua quà biếu thì sắc mặt đều rất khó coi, loại áp lực này người Đài Loan khó mà hiểu được, bởi vì trong quan niệm của người Việt con cái phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giúp đỡ gia đình, phụng dưỡng bố mẹ.”

Chị Trân tân di dân đến từ tỉnh Jawa Timur của Indonesia bày tỏ: “Lúc bố mẹ còn sống, tôi còn muốn quay về, bây giờ bố mẹ không còn, tôi chỉ muốn ở lại Đài Loan, bên đó còn có họ hàng người thân nhưng chẳng có lí do gì để trở về nữa. Sau khi ly hôn với chồng cũ, ở nơi đây chỉ còn con cái là niềm an ủi duy nhất của tôi, có lúc tôi cảm thấy hình như cả hai nơi này đều không thuộc về mình.”

Sự biến đổi và rạn nứt trong quan hệ giữa tân di dân và gia đình gốc

Chị Trân tâm sự “Dịch bệnh chỉ ảnh hưởng trong 3 năm, nhưng trong thôn của chúng tôi rất nhiều họ hàng là các cụ lớn tuổi đều không may qua đời, bố mẹ của tôi cũng không ngoại lệ, ở Đài Loan tình hình dịch bệnh không nghiêm trọng đến như vậy nên có lẽ khó có thể hình dung được sự sợ hãi của chúng tôi khi phải chứng kiến từng người thân yêu ra đi. Sau khi ly hôn, chồng cũ nói với tôi hãy trở về Indonesia, lúc đó cảm giác như là cả nơi chôn rau cắt rốn của mình và quê hương thứ hai nơi đã gắn bó mấy chục năm đều không chào đón mình nữa.

Chị Mỹ cũng bày tỏ: “Lúc kết thúc hợp đồng làm việc ở công xưởng Đài Loan, ông xã còn theo đuổi tôi về đến tận Việt Nam. Lúc đó cảm thấy bản thân lựa chọn kết hôn với người nước ngoài rất ích kỷ, sau này không thể ở bên phụng dưỡng bố mẹ, vì vậy cố gắng làm việc ở Đài Loan để dành dụm tiền gửi về cho người thân ở Việt Nam như một cách để duy trì mối liên kết. 3 năm dịch bệnh không được về nhà, lúc có thể về thì bố mẹ lại không còn nữa, mối liên kết không còn, anh chị em ai cũng đã có gia đình riêng, bỗng chốc cứ có cảm giá không còn nhà để trở về nữa.”

“Những việc đã xảy ra trong 3 năm nay khó mà một lần nói hết, việc phong tỏa cứ giống như là việc của ai chứ không phải của mình, nhưng chớp mắt người thân cũng vì bệnh dịch này mà lần lượt qua đời, rất nhiều việc chỉ có thể giương mắt nhìn mà lực bất tòng tâm. Bây giờ tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình, phải sống vì bản thân, có tiền thì đi du lịch nước ngoài, và bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc sống khi về già, đọc thêm sách để giảng bài vở cho con.” Chị Kim chia sẻ nỗi lòng với mọi người.

Tương lai nào cho tân di khi khi trở thành người cao tuổi

Trận dịch đi qua đã giáng đòn mạnh mẽ vào cuộc sống cũng như mối liên kết cộng đồng, lúc xã hội đang thảo luận làm thể nào để phục hồi kinh tế thì trong suy nghĩ của một bộ phận tân di dân đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nếu mục đích đi ra nước ngoài là làm ăn hay du lịch, nên khi không thể xuất cảnh chúng ta chỉ mất đi cơ hội kinh doanh hay tìm hiểu một vùng đất mới. Tuy nhiên, từ hôn nhân di dân chúng ta có thể thấy tân di dân phải đối mặt với nhiều gánh nặng tâm lý. Thời gian qua đi, sau khi con em tân di dân thế hệ thứ hai trưởng thành và trở nên độc lập, sự rạn nứt trong quan hệ gia đình cũng sẽ tái diễn thêm lần nữa, vì thế dự kiến trong tương lai tân di dân tại Đài Loan có thể còn phải đối mặt thêm với vấn đề tuổi tác, cô đơn và áp lực về kinh tế. Đây đều là những vấn đề quan trọng mà xã hội cao tuổi cần quan tâm nhiều hơn.

Thông tin tác giả

Tác giả: Lâm Châu Hi

Nghề nghiệp: Người sáng lập studio văn hóa"SEAMi"

Học vấn: Thạc sĩ khoa Đông Nam Á học, Đại học quốc tế Kỵ Nam

Kinh nghiệm làm việc: Giám sát viên tại trung tâm phục vụ lao động di trú thành phố Đào Viên, Chủ tịch sáng lập Hiệp hội nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật Đông Nam Á thành phố Đào Viên.

Tin hot

回到頁首icon
Loading