:::

Ngô Chấn Nam – nhiều năm kinh nghiệm trong ngành truyền thông quốc tế, phân tích đa nguyên văn hoá ở Đài Loan

Ngô Chấn Nam – nhiều năm kinh nghiệm trong ngành truyền thông quốc tế, phân tích đa nguyên văn hoá ở Đài Loan

Ngô Chấn Nam

  • Nhóm nhà báo quốc tế Nhật báo Đông Phương Malaysia, Chuyên mục Nhật báo Quang Hoa Malaysia
  • Chuyên mục Trực tiếp truyền thông độc lập Malaysia, Chuyên mục Malaysia ngày nay
  • Biên tập Mạng Bình luận Malaysia, Chuyên mục Bình luận sự kiện
  • Giảng viên (logic học) Khoa Truyền thông, Đại học New Era
  • Biên tập Giáo trình tiếng Mã Lai Bộ Giáo dục
  • Giảng viên Lớp hỗ trợ nhân sự, lớp nâng cao giáo dục ngôn ngữ Đông Nam Á
  • Chế tác sản xuất chương trình “Vui học tiếng Mã Lai”, Đài phát thanh giáo dục quốc gia
  • Giáo viên tiếng Mã Lai, trường tiểu học Xinpu, khu Tucheng, thành phố Tân Bắc
  • Trưởng nhóm đàn Hand Drum phương Nam (nhóm đàn Hand drum Malaysia đầu tiên tại Đài Loan)

 

Đến từ quốc gia đa sắc tộc Malaysia, Ngô Chấn Nam – phát thanh viên của Đài phát thanh quốc gia, cũng là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành truyền thông quốc tế, cũng là nhà bình luận chính trị. Hiện ông đang tích cực thúc đẩy chương trình giảng dạy tiếng mẹ đẻ cho con em di dân mới và quảng bá đa nguyên văn hoá di dân mới.

Đài Loan là một hòn đảo đa nguyên dân tộc trong hàng trăm năm nay. Trào lưu di cư xuất hiện trong từng bối cảnh xã hội khác nhau. Thời kì hiện đại hoá, di dân không phải là chuyện mới, mà là thực tế tồn tại từ lâu nay. Một lượng lớn di dân mới chuyển đến dần thay đổi cơ cấu dân số của Đài Loan. Dân số di dân mới đã trở thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 và trở thành một phần không thể thiếu tại Đài Loan

Năm 1993, sau khi tốt nghiệp trung học, Ngô Chấn Nam đến Đài Loan học đại học và ở Đài Loan khoảng 7,8 năm. Ngô Chấn Nam cho biết, đầu những năm 90, xã hội Đài Loan ở thời kì giải lệnh giới nghiêm, chính trị và giá trị xã hội có nhiều biến chuyển, nhưng tổng thể xã hội khá đơn giản. Những gì nghe và thấy chủ yếu là hệ ngôn ngữ tiếng Hoa (tiếng Hoa, tiếng Đài, tiếng Khách gia). Mức độ thân thiện đối với người nước ngoài tại Đài Loan không hề hoàn chỉnh. Người nước ngoài làm việc, định cư hay học tập tại Đài Loan còn khá ít.

Lần thứ hai trở lại Đài Loan là năm 2006. Sau khi kết hôn, Ngô Chấn Nam và vợ quyết định trở về Đài Loan định cư. Lần trở về này, ông nhận thấy diện mạo xã hội Đài Loan thay đổi rất nhiều. Trên đường phố có thể bắt gặp nhiều người nước ngoài như người Ấn Độ, người da trắng vv.. Các tộc người từ nhiều quốc gia khác nhau tăng lên đáng kể, ngày càng nhiều nhà hàng đa quốc gia, lối sống hội nhập đa dạng và quốc tế. Diện mạo xã hội ngày càng tiến bộ đa nguyên văn hoá.

Thái độ của người Đài Loan tiếp nhận đa nguyên văn hoá cũng cao hơn. Hiện nay, cũng có thể thấy chứng nhận Halal, học cách tôn trọng tín đồ Hồi giáo ở Đài Loan, và tiếp nhận đa nguyên văn hoá với cái nhìn quốc tế hơn.

Trên thực tế, xã hội Đài Loan đã rất cố gắng học cách tôn trọng đa nguyên văn hoá trong vài năm qua. Đồng thời, tách bạch hai yếu tố bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc, để nhiều di dân mới dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại Đài Loan hơn.

 

Ngô Chấn Nam cho biết, trong những năm gần đây, các chính sách và dịch vụ của Đài Loan dành cho người nước ngoài (di dân mới) đã có những thay đổi lớn và trở nên thân thiện hơn. Ví dụ việc đăng ký xin thẻ cư trú, sau vài năm sửa đổi hồ sơ xin thẻ cư trú cho di dân mới, chính phủ Đài Loan đã điều chỉnh trở nên thân thiện hơn. Ngoài ra, điều kiện đăng ký lấy quốc tịch và thẻ cư trú vĩnh viễn ngày càng phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. Quyền lợi và chính sách mà di dân mới được hưởng ngày càng hoàn thiện hơn.

Ví dụ gia đình của Ngô Chấn Nam, dù đã kết hôn với người vợ Đài Loan nhiều năm, ông cũng từng nghĩ đến việc giúp vợ xin định cư tại Malaysia và gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại, hồ sơ xin cư trú tại Đài Loan thực sự thân thiện hơn nhiều. Vì vậy, vợ chồng Ngô Chấn Nam quyết định quay lại Đài Loan để định cư, toàn thời gian dạy con và viết bài chuyên mục cho tạp chí định kỳ, nhật báo Malaysia và các phương tiện truyền thông. Sau đó có cơ duyên giúp biên tập giáo trình di dân mới cho Sở Giáo dục thành phố Tân Bắc, dần bén duyên với công việc giáo dục ngôn ngữ Di dân mới.

Để các con sinh trưởng và lớn lên tại Đài Loan có cơ hội học tập đa nguyên văn hoá, Ngô Chấn Nam đã khuyến khích con gái mình học tiếng mẹ đẻ. Từ vai trò là phụ huynh, ông tham gia vào quá trình giáo dục tiếng mẹ đẻ cho di dân mới, không chỉ hỗ trợ Sở Giáo dục Thành phố Tân Bắc biên tập giáo trình 108 đề cương của di dân mới, còn cùng con gái đa tài sản xuất và tổ chức chương trình phát thanh "Vui học tiếng Mã Lai" trên Đài Phát thanh Giáo dục Quốc gia.

 

Ngô Chấn Nam cùng những người bạn đến từ Malaysia như Trương Tuấn Hạo, Hoàng Bảo Vân, Lưu Vân Vân, Dương Vĩ Quang vv.. thành lập nhóm Hand Drum Tempo (Nhóm tiết tấu Hand Drum phương Nam) thông qua “Kế hoạch chắp cánh ước mơ Di dân mới và con em Di dân mới” của Cục Di dân. Bằng các hoạt động biểu diễn, nhóm muốn giới thiệu nhạc cụ truyền thống của Malaysia cho người Đài Loan, và truyền bá văn hoá Malaysia.

Ngô Chấn Nam tin rằng, nhạc cụ gõ là nguồn gốc của âm nhạc. Nó là loại âm nhạc vượt qua rào cản ngôn ngữ và nhóm dân tộc, và cũng là cách tốt nhất để giao tiếp với nhiều nền văn hóa. Ngô Chấn Nam và các thành viên trong nhóm đang dạy tiếng Malay sẽ đưa Hand Drum vào chương trình giảng dạy tiếng Malay của trường, sau đó từ từ mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ vào tháng 11 năm 2019, dân số di dân mới lấy được quốc tịch và chứng minh nhân dân lên tới hơn 650.000 người. Cũng có gần 770.000 lao động nước ngoài (lao động phổ thông) và nhân viên cổ cồn trắng (nhân viên chuyên nghiệp nước ngoài) tại Đài Loan, cộng thêm cứ mỗi 8 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ là  con em di dân mới sinh ra mỗi năm. Dân số di dân mới đã vượt quá dân số của nhóm dân tộc thiểu số Đài Loan, trở thành nhóm dân tộc lớn thứ năm ở Đài Loan.

Khi những di dân mới (người nước ngoài) không còn là thiểu số trong xã hội Đài Loan, thì Đài Loan nên chấp nhận một xã hội đa văn hóa như thế nào và liệu Đài Loan có sẵn sàng chung sống đa nguyên văn hoá hay không? Đây có thể là một chủ đề cần đáng để chúng ta suy ngẫm.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading