:::

Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung tổ chức khóa học bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dành cho di dân mới

Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung tổ chức khóa học bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dành cho di dân mới. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung)
Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung tổ chức khóa học bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dành cho di dân mới. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】/ Vừa qua, Chính phủ Đài Loan đã phát hành phiếu tiêu dùng trị giá gấp 5 lần cho người dân, nhằm khuyến khích người dân tiêu dùng và mua sắm, góp phần phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Trạm Phục vụ số 1 thuộc Đội Nghiệp vụ khu vực phía Trung của Sở Di dân ở thành phố Đài Trung gần đây đã tổ chức khóa học “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” và mời chuyên viên bảo vệ người tiêu dùng đến giảng giải về các vấn đề liên quan, khóa học đồng thời còn mời di dân mới Vũ Thái Dung (武采蓉) đến từ Việt Nam cùng chia sẻ hành trình thích nghi với cuộc sống tại Đài Loan và khuyến khích di dân mới tích cực học hỏi kiến thức ở nhiều lĩnh vực và nỗ lực nhanh chóng thích nghi với xã hội Đài Loan.

Xem thêm: Ca sĩ nhạc Rap Đài Loan đưa tiếng tiếng Việt vào trong những sáng tác của mình

Các nhân viên của Sở Di dân cũng đã tuyên truyền cho di dân mới về những “bẫy” tiêu dùng thường gặp và các tranh chấp trong quá trình tiêu dùng. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung)Các nhân viên của Sở Di dân cũng đã tuyên truyền cho di dân mới về những “bẫy” tiêu dùng thường gặp và các tranh chấp trong quá trình tiêu dùng. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung)

Các nhân viên của Sở Di dân cũng đã tuyên truyền cho di dân mới về những “bẫy” tiêu dùng thường gặp và các tranh chấp trong quá trình tiêu dùng, ví dụ như: (1) Tiếp thị qua điện thoại và các giao dịch tại nhà, (2) Trong thời gian bùng dịch, phụ huynh đăng ký các khóa học cho con cái của họ qua điện thoại, sau đó lại muốn hủy đăng ký nhưng không thể hủy được. Về vấn đề này, chuyên viên bảo vệ người tiêu dùng Khang Hinh Nhâm nhắc nhở di dân mới rằng đối với các "giao dịch qua điện thoại" nói trên, người tiêu dùng có thể hủy hợp đồng và trả hàng trong vòng 7 ngày, và phải suy nghĩ kỹ trước khi đặt hàng. Nên từ chối ngay những sản phẩm không cần thiết. Điều này có thể tránh được những tranh chấp không đáng có về tiêu dùng sau này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về tiêu dùng, di dân mới có thể gọi đến đường dây “Dịch vụ người tiêu dùng 1950" để tìm hiểu thêm về các quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem thêm: Anh Hà Cảnh Vinh – con em của di dân mới đến từ Indonesia và tâm huyết giáo dục đa dạng văn hóa cho sinh viên Đài Loan

Di dân mới Vũ Thái Dung (武采蓉) đến từ Việt Nam cùng chia sẻ hành trình thích nghi với cuộc sống tại Đài Loan và khuyến khích di dân mới tích cực học hỏi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung)Di dân mới Vũ Thái Dung (武采蓉) đến từ Việt Nam cùng chia sẻ hành trình thích nghi với cuộc sống tại Đài Loan và khuyến khích di dân mới tích cực học hỏi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại Đài Trung)

Chủ nhiệm Chu Hựu Nhân, Trạm Phục vụ số 1 của Sở Di dân tại thành phố Đài Trung cho biết, hiện nay, ngoài công dân Đài Loan thì người nước ngoài có thẻ cư trú vĩnh viễn, vợ (chồng) của công dân Đài Loan (bao gồm cả Trung Quốc, Hồng Kông và Macao) và chuyên viên ngoại giao đều có thể nhận phiếu tiêu dùng giá trị gấp năm lần; họ chưa nhận bảo hiểm y tế. Di dân mới nếu chưa có thẻ bảo hiểm y tế thì có thể mang thẻ cư trú đến bưu điện để nhận phiếu tiêu dùng giá trị gấp năm lần bản giấy. Trong quá trình cùng gia đình đi du lịch, mua sắm, di dân mới vẫn phải chú ý chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, để có thể yên tâm mua sắm và góp phần cùng nhau khôi phục kinh tế của Đài Loan sau đại dịch.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading