Nhà máy điện tử Jingyuan KYEC trước đây đã từng phát sinh sự việc lao động di trú bùng phát lây nhiễm COVID-19 theo nhóm. Chính quyền quận Miêu Lật sau đó đã dùng lý do phòng dịch để ra thông báo tất cả lao động di trú của huyện sẽ không được đi ra ngoài trừ khi đi làm, quyết định này đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Về vấn đề này, ông Trần Tông Ngạn, Phó chỉ huy của Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương bày tỏ, bất kể là người Đài Loan hay lao động di trú, thì đều áp dụng chung một quy định phòng chống dịch bệnh, yêu cầu huyện Miêu Lật thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Bộ Lao động cũng nhấn mạnh rằng nếu chủ sử dụng lao động vi phạm quyền tự do đi lại của người lao động di trú thì sẽ bị bãi bỏ giấy phép tuyển dụng và giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 54 và Điều 72 của Luật Dịch vụ việc làm.
Xem thêm: Bộ Lao động triển khai 4 giải pháp trợ cấp tìm việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp
Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương bày tỏ, bất kể là người Đài Loan hay lao động di trú, thì đều áp dụng chung một quy định phòng chống dịch bệnh. (Nguồn ảnh: Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương)
Bộ Lao động cho biết, chủ sử dụng lao động thuê dùng người nước ngoài nên căn cứ theo kế hoạch phục vụ chăm sóc đời sống cho người nước ngoài và tuân thủ theo hướng dẫn của Trung tâm Chỉ huy để thực hiện các biện pháp dự phòng hoặc ứng biến. Bộ Lao động cũng đã ban hành "Hướng dẫn ứng phó dịch bệnh COVID-19 cho chủ sử dụng có thuê dùng lao động di trú” để chủ sử dụng, các cơ quan dịch vụ việc làm tư nhân và người lao động di trú lấy làm căn cứ để thực thi.
Xem thêm: Những lưu ý về các triệu chứng do biến thể Delta gây ra
Chính quyền quận Miêu Lật sau đó đã dùng lý do phòng dịch để ra thông báo tất cả lao động di trú của huyện sẽ không được đi ra ngoài trừ khi đi làm, quyết định này đã gây ra rất nhiều tranh cãi. (Nguồn ảnh: chính quyền huyện Miêu Lật)
Ngoài ra, nếu chủ sử dụng lao động hoặc bất kỳ người nào tước quyền tự do đi lại của người lao động di trú một cách bất hợp pháp hoặc sử dụng bạo lực để ép buộc người khác hành sử theo quyền của họ, thì sẽ vi phạm quy định trong luật hình sự cản trở tự do và tội cưỡng ép, và hình phạt tối đa là 5 năm tù giam. Trong thời gian phòng chống dịch, chủ sử dụng lao động nếu có các biện pháp quản lý lao động di trú nhưng lại xâm phạm quyền tự do đi lại, thì chủ sử dụng sẽ bị bãi bỏ giấy phép tuyển dụng và giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 54 và Điều 72 của Luật Dịch vụ việc làm.