Gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều vụ lây nhiễm theo cụm của lao động di trú tại một số nhà máy điện tử. Bộ Lao động đã nhanh chóng ban hành quy định sửa đổi mới nhất về hướng dẫn phòng chống dịch bệnh và sinh hoạt đối với lao động di trú, yêu cầu chủ sử dụng lao động phải lên kế hoạch trước cho các khu nhà ở một người một phòng. Làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó khi bùng phát các trường hợp lây nhiễm theo cụm tại khu vực nhà ở hoặc tại nơi làm việc của lao động di trú. Ngoài ra, Bộ Lao động cũng thông báo rằng, nhằm giúp các công ty có lao động di trú thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp ứng phó với các ca xác nhận lây nhiễm và phòng chống dịch lây lan, chỉ cần một nhân viên trong nhà máy bị xác nhận lây nhiễm thì phải khoanh vùng toàn bộ nhân viên có tiếp gần trong khu vực làm việc để tiến hành xử lý, đồng thời sắp xếp một người một phòng cách ly, và mỗi người sẽ được trợ cấp 1.000 Đài tệ.
Xem thêm: Nhật Bản xem xét gửi tặng vắc-xin COVID-19 cho Việt Nam
Bộ Lao động thông báo chỉ cần một nhân viên trong nhà máy bị xác nhận lây nhiễm thì phải khoanh vùng toàn bộ nhân viên có tiếp gần trong khu vực làm việc để tiến hành xử lý, đồng thời sắp xếp một người một phòng cách ly, và mỗi người sẽ được trợ cấp 1.000 Đài tệ. (Nguồn ảnh: chính quyền thành phố Tân Trúc)
Cụm lây nhiễm tại một nhà máy điện tử Miêu Lật đã lan rộng sang hai nhà máy điện tử khác. Để ngăn chặn việc lao động di trú trở thành lỗ hổng trong công tác phòng chống dịch, ngày 5/6 vừa qua, Bộ Lao động đã ra thông báo trong khoảng thời gian cảnh báo dịch bệnh cấp độ 3 ngoại trừ các vụ án tấn công tình dục, bạo lực hoặc buôn bán người có liên quan đến lao động di trú ra thì sẽ tạm hoãn toàn bộ việc xử lý chuyển chủ của lao động di trú, đồng thời Bộ cũng gửi công văn yêu cầu chủ sử dụng nghiêm chỉnh chấp hành theo những hướng dẫn trong chỉ thị phòng chống dịch bệnh và sinh hoạt của lao động di trú.
- Bộ Lao động sửa đổi chỉ thị phòng chống dịch bệnh cho lao động di trú:
- Khi khu vực nhà máy chưa phát sinh lây nhiễm hoặc chỉ một bộ phận trong nhà máy phát sinh lây nhiễm, cần bố trí không gian tách biệt mỗi người một phòng, nơi làm việc và sinh hoạt phải phân chia thành từng khu vực riêng biệt, công nhân trên cùng một dây chuyền sản xuất phải sắp xếp ở cùng một chỗ và không được tự ý thay đổi, kiểm tra sức khỏe của nhân viên hàng ngày và phải có cán bộ chuyên trách xác nhận, theo dõi và đưa các trường hợp có triệu chứng khả nghi đi xét nghiệm và cách ly.
- Nếu khu vực nhà máy có 1 trường hợp xác nhận lây nhiễm COVID-19 thì cần khoanh vùng các đối tượng có tiếp xúc gần với ca bệnh, đồng thời nghiêm chỉnh tiến hành cách ly trong phòng khép kín có nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt. Bộ Lao động sẽ trợ cấp một phần chi phí cách ly y tế.
Xem thêm: Bộ Kinh tế đưa ra 5 biện pháp kiểm soát khi mua sắm tại các khu chợ truyền thống và chợ đêm
Nếu chủ sử dụng không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chỉ thị thì căn cứ theo Luật Dịch vụ việc làm chủ sử dụng lao động có thể bị xử phạt từ 60.000 đến 300.000 Đài tệ. (Nguồn ảnh: Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương)
Ông Thái Mạnh Lương, Phó Giám đốc Sở Phát triển nguồn lực lao động của Bộ Lao động cho biết, chỉ thị phòng chống dịch bệnh và sinh hoạt của lao động di trú được ban hành theo các quy định liên quan của Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương đã công bố, nếu chủ sử dụng không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chỉ thị, qua điều tra của các cơ quan chức năng địa phương xác nhận tình tiết vụ việc nghiêm trọng, như chủ sử dụng vẫn để lao động di trú đã nhiễm COVID-19 tự do đi lại khắp nơi, thì căn cứ theo Luật Dịch vụ việc làm chủ sử dụng lao động có thể bị xử phạt từ 60.000 đến 300.000 Đài tệ, và có thể bị cấm không được tuyển dụng lao động di trú.