Thời báo Di dân mới toàn cầu / Đoàn nghệ thuật được giới truyền thông nước ngoài mệnh danh là “東南亞太陽馬戲團” (Đoàn xiếc Mặt trời Đông Nam Á), phát hiện ra rằng Đài Loan là một trong những quốc gia hiếm hoi ở châu Á coi trọng sáng tạo văn hóa, vì vậy họ đã mời cô Hứa Xuyến Văn, người Đài Loan đảm nhiệm trợ lý đặc biệt cho Giám đốc điều hành giúp mở rộng thị trường các quốc gia có người Hoa sinh sống. Đoàn xiếc này không có các tiết mục liên quan đến thú vật, mà chỉ là những tiết mục xiếc nhào lộn của con người. Họ kết hợp giữa nhào lộn, kịch, âm nhạc và khiêu vũ để kể những câu chuyện truyền thống và hiện đại của Campuchia, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thưởng thức. Trong chuyên mục “Đài Loan dưới góc nhìn của di dân mới” trên nền tảng Podcast hôm nay, hãy cùng đón đọc những chia sẻ của cô Hứa Xuyến Văn Chia về đoàn xiếc và hành trình nhiều năm sinh sống ở Campuchia sau đó trở về Đài Loan do dịch bệnh.
Cô Hứa Xuyến Văn đã gắn bó với công việc tình nguyện viên quốc tế từ những ngày còn học đại học. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cô Hứa Xuyến Văn giới thiệu với độc giả về Học viện nghệ thuật Phare Ponleu Selpak Association, có trụ sở tại Battambang, Campuchia. Các tòa nhà trong khuôn viên mang đầy tính nghệ thuật. Có tới 1.200 nhân tài được đào tạo mỗi năm, và cống hiến cho các công việc thiết kế ứng dụng thị giác và biểu diễn nhệ thuật, giúp trẻ em có thể học nghệ thuật miễn phí và sử dụng nghệ thuật để chữa lành tâm hồn. Đồng thời cũng giúp cho những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn tìm thấy cơ hội đổi đời và phát huy tài năng của mình.
Xem thêm: Mùa tắm suối nước nóng 2021 Tứ Trùng – Bình Đông chính thức bắt đầu
Khi sang Campuchia làm tình nguyện viên, cô đã bị cuốn hút bởi các buổi biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Campuchia Phare. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cô Hứa Xuyến Văn cũng cho biết, cô đã gắn bó với công việc tình nguyện viên quốc tế từ những ngày còn học đại học, và khi sang Campuchia làm tình nguyện viên, cô đã bị cuốn hút bởi các buổi biểu diễn nghệ thuật của Campuchia Phare, không ngờ sau đó cô đã làm việc tại Học viện Nghệ thuật Phare Ponleu Selpak Association. Khán giả xem biểu diễn chủ yếu là du khách nước ngoài, đặc biệt thị trường Âu Mỹ, những năm gần đây họ tích cực xúc tiến sang thị trường nói tiếng Hoa, phần lớn đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia, Singapore.
Học viện nghệ thuật Phare Ponleu Selpak Association là nơi trẻ em có thể học nghệ thuật miễn phí và sử dụng nghệ thuật để chữa lành tâm hồn. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Ngoài ra, Đoàn kịch Phare hiện có 40 nghệ sĩ biểu diễn. Nhiều nghệ sĩ là người dân địa phương đã được đào tạo tại Học viện Phare Ponleu Selpak Association từ khi còn nhỏ. Giờ đây, họ là những nghệ sĩ biểu diễn toàn thời gian, kiếm được mức lương tháng từ 200 đến 400 đô la Mỹ, cải thiện đáng kể đời sống của bản thân và gia đình họ.