Theo bài đăng trên trang báo Dân trí cho biết, bánh ướt chồng là món ăn được biến tấu từ món bánh ướt quen thuộc của người dân 3 miền. Ban đầu, bánh ướt chồng xuất hiện và phổ biến ở một số địa phương như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tàu...
Đây là món ăn được nhiều thực khách đánh giá "tốn" nhiều chén đĩa nhất Việt Nam. Bởi bánh ướt được tráng mỏng tang, rồi cho vào từng đĩa. Vì vậy, mỗi người có thể ăn từ 15-20 đĩa, người ăn khỏe có thể ăn tới 20-25 đĩa.
Xem thêm: Những món ăn được làm từ cốm khiến thực khách mê mẩn mỗi khi Hà Nội sang thu
Với cách làm có phần giống bánh tráng cuốn, bánh ướt chồng được tráng ngay tại tiệm với lớp bánh "siêu mỏng", tròn trịa được chủ quán khéo léo đặt lên đĩa rồi rắc thêm chút mỡ hành/hẹ, bột tôm khô.
Bánh ướt được gói kèm với các loại nhân như nem nướng, thịt nướng, nem chua, chả lụa cùng giá đỗ, xoài ương và lá húng quế. Nước chấm có 4 loại khác nhau để phục vụ sở thích, khẩu vị thực khách như mắm nêm, xí muội, tương đậu và mắm pha chua ngọt. Bánh ướt mềm mịn quyện với phần nhân thơm phức, đậm đà, khiến thực khách ăn hoài không ngán.
Tại Đà Lạt, mỗi đĩa bánh ướt được bán với giá 2.000 đồng, thực khách ăn bao nhiêu, tính tiền bấy nhiêu. Mỗi phần nhân ăn kèm là 19.000 đồng/đĩa, rau 12.000 đồng/đĩa.
Xem thêm: Công ty Nước Đài Loan khuyến cáo người dân cảnh giác trước tin nhắn lừa đảo thanh toán tiền nước
Theo Dân trí