:::

Cảnh báo dịch bệnh cấp độ 3 kéo dài khiến nhiều trường mẫu giáo, trung tâm dạy thêm có nguy cơ phải đóng cửa

Cảnh báo dịch bệnh cấp độ 3 kéo dài khiến nhiều trường mẫu giáo, trung tâm dạy thêm có nguy cơ phải đóng cửa. (Nguồn ảnh:《今日新聞》)
Cảnh báo dịch bệnh cấp độ 3 kéo dài khiến nhiều trường mẫu giáo, trung tâm dạy thêm có nguy cơ phải đóng cửa. (Nguồn ảnh:《今日新聞》)

Theo bài đăng trên trang Radio Taiwan International cho biết, do cảnh báo dịch bệnh cấp độ 3 tại Đài Loan sẽ tiếp tục kéo dài đến ngày 12/7, các trung tâm dạy thêm và trường mẫu giáo buộc phải nghỉ học từ giữa tháng 5 cho đến tháng 7, lo ngại rằng đến ngày 12/7 có khả năng cũng không thể mở cửa hoạt động. Theo thông tin cho biết, hiện nay đã bắt đầu xuất hiện làn sóng phá sản trong lĩnh vực dạy thêm và mẫu giáo, huyện Tân Trúc đã có 2 trường mẫu giáo đang có nguy cơ phá sản, và 1 trung tâm dạy thêm đã nộp đơn xin rút giấy phép kinh doanh. Chủ tịch Hiệp hội ngành dạy thêm huyện Tân Trúc ông Thái Sỹ Tùng tiết lộ có đến 10 trung tâm thuộc địa bàng thành phố Tân Bắc đã nộp đơn xin rút giấy phép, vì sau khi nghỉ học, trung tâm không có thu nhập, không đủ khả năng chi trả tiền lương cho nhân viên hoặc các chi phí kinh doanh và tiền thuê nhà, vì thế thà đóng cửa chấm dứt kinh doanh còn hơn.

Xem thêm: Chợ đêm áp dụng biện pháp kiểm soát lượng người ra vào dựa theo “số cuối trên thẻ căn cước”

Lớp học vắng tanh không một bóng người, nhưng tiền thuê nhà thì doanh nghiệp vẫn phải trả hàng tháng, lệnh cảnh báo dịch bệnh cấp độ 3 tiếp tục kéo dài khiến không ít doanh nghiệp ngành dạy thêm và mẫu giáo lâm vào cảnh vô cùng khốn đốn. Chủ tịch Hiệp hội giáo dục mẫu giáo huyện Tân Trúc bà Trang Thụy Na cho biết: “Bộ Giáo dục quy định nghỉ học nhưng không nghỉ làm, cho nên hiện tại vẫn có một số phụ huynh cần đến dịch vụ trông trẻ của chúng tôi, nhưng chúng tôi lo ngại khi học sinh đến thì cũng sẽ gây rủi ro lây nhiễm, cho nên mong phía Trung ương có thể áp dụng thống nhất nghỉ học và nghỉ làm đồng bộ cùng lúc, để giáo viên của chúng tôi có thể xin lãnh gói hỗ trợ tháo gỡ khó khăn mùa dịch bệnh, trực tiếp chuyển khoản đến tài khoản của giáo viên”.

 Hy vọng rằng chính phủ có các gói biện pháp hoàn thiện hơn, đừng để học sinh, giáo viên và cả phụ huynh tiếp tục rơi vào hoàn cảnh khó khăn. (Nguồn ảnh:《今日新聞》)

Hy vọng rằng chính phủ có các gói biện pháp hoàn thiện hơn, đừng để học sinh, giáo viên và cả phụ huynh tiếp tục rơi vào hoàn cảnh khó khăn. (Nguồn ảnh:《今日新聞》)

Ngoài ra do chính sách trợ cấp 40 nghìn trong 3 tháng dành cho giáo viên cũng rất khó xin hỗ trợ, một số giáo viên không thể lãnh được số tiền này. Chủ tịch Hiệp hội ngành dạy thêm huyện Tân Trúc ông Thái Sỹ Tùng nói: "có 6.000 hồ sơ đã nộp nhưng bị từ chối đến 4.000 hồ sơ, quả là một tỷ lệ rất hoang đường, có nghĩa là cứ bình quân 3 hồ sơ thì có đến 2 hồ sơ bị từ chối." Tình hình hiện tại gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, tiền hỗ trợ thì không được lãnh mà giãn cách xã hội không biết ngày nào mới kết thúc để trường học được mở cửa trở lại. Chủ tịch Hiệp hội ngành dạy thêm huyện Tân Trúc ông Thái Sỹ Tùng cho biết, trước gánh nặng về tiền thuê nhà và chi phí kinh doanh, nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi, đành phải tuyên bố chấm dứt kinh doanh.

Xem thêm: Cần chú ý đến các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin Modena

Trang Radio Taiwan International cho biết thêm, Chủ tịch Hội xúc tiến chính sách giáo dục dạy thêm thành phố Tân Bắc, bà Trần Xuân Hương nói: "không những là nhân viên chăm sóc sau giờ học hoặc thầy cô dạy thêm, làm sao để họ nhanh chóng được tiêm vaccine để phù hợp điều kiện mở lớp trở lại". Có doanh nghiệp chia sẻ chân thật, dù cho sau này đi học lại chỉ còn một nửa học sinh thôi thì họ vẫn cắn răng chịu đựng, vì nếu có học sinh thì sẽ có thu nhập, chỉ hy vọng rằng chính phủ có các gói biện pháp hoàn thiện hơn, đừng để học sinh, giáo viên và cả phụ huynh tiếp tục rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế này.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading