Có một nhóm lao động di trú tại Đài Loan đam mê âm nhạc, dùng thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc để luyện tập và sáng tác nhạc, nhưng cơ hội biểu diễn trên sân khấu không nhiều. Vào giữa tháng 6 vừa qua, thành phố Đài Nam đã tổ chức một lễ hội âm nhạc dành cho các ban nhạc lao động di trú, với sự tham gia biểu diễn của 4 nhóm nhạc và miễn phí cho khán giả vào xem. Các ban nhạc này bao gồm: Ban nhạc One O'Clock với phong cách ảnh hưởng từ Ban nhạc ONE OK ROCK, biểu diễn các ca khúc tự sáng tác mang tên “Harus pergi” và ca khúc “Wherever You Are” của Ban nhạc ONE OK ROCK. Trưởng nhóm Dhoni cho biết, "Harus pergi" kể về câu chuyện công việc và tình yêu của lao động di trú người Indonesia tại Đài Loan, sau cùng cùng phải rời xa nhau.
Khuôn viên văn hóa sáng tạo Đài Nam. (Ảnh: chụp từ Trang mạng Du lịch Đài Nam)
Ngoài ra còn có Ban nhạc FakeSHINE chuyên thể hiện nhạc Pop punk, đã sáng tác các bài hát “Sirna” và “Juara Satu Setia”, thể hiện cuộc sống tình cảm của lao động di trú tại Đài Loan. Ca sĩ chính Krisna và nghệ sĩ guitar Timur cho biết, những bài hát này phản ánh sự trung thành và phản kháng của lao động di trú bị hiểu nhầm thành biểu hiện của sự phóng túng.
Ban nhạc GEMATI đến từ miền Trung của Đài Loan do các bạn lao động di trú người Indonesia làm việc trong các công xưởng thành lập, rất được sự hỗ trợ từ phía chủ sử dụng lao động. Họ đã đặc biệt sáng tác một bài hát mới dành cho lễ hội âm nhạc và biểu diễn ca khúc “All the Time” của ban nhạc huyền thoại Indonesia The S.I.G.I.T, lời bài hát tiếng Anh và giá trị phổ quát của ca khúc này là những gì mà họ mong muốn chia sẻ với khán giả tại Đài Loan.
Âm nhạc của các ban nhạc này thể hiện cuộc sống và tâm hồn của lao động di trú tại Đài Loan, lễ hội âm nhạc này là sân khấu để họ thể hiện tài năng của mình.
Ban nhạc ANTI-METRONOME là ban nhạc của lao động di trú mới được thành lập, gồm một số thành viên cốt lõi từ Ban nhạc Jubah Hitam, nghệ sĩ guitar David và ca sĩ chính Roby cho biết, họ đã từng biểu diễn tại các địa điểm như các cảng lớn, hiện họ cũng rất muốn được hợp tác với ban nhạc Slipknot. Ban nhạc Black Robe chủ yếu chơi heavy metal, còn đối với máy đếm phách thì sẽ thử sức theo dòng nhạc Hardcore techno. Họ chính thức ra mắt tại lễ hội âm nhạc JALUR BEBAS - Con đường Tự do, với 2 bài hát mới: "Bacot" và "Persetan" cùng với 3 tác phẩm kinh điển khác.
Đài Nam tổ chức liên hoan âm nhạc dành cho các ban nhạc của lao động di trú, họ biểu diễn các ca khúc tự sáng tác “Harus pergi” và ca khúc “Wherever You Are” của Ban nhạc ONE OK ROCK. (Ảnh minh họa: MotionElements)
Cô Tống Gia Du - Người đồng sáng lập Dự án nghệ thuật Not Just Love Stories cho biết, khu vực Khuôn viên văn hóa sáng tạo Đài Nam đã cung cấp địa điểm, để các ban nhạc này có cơ hội được biểu diễn. Các fan hâm mộ âm nhạc Indonesia và cả đạo diễn của lệ hội âm nhạc đều sẵn sàng làm tình nguyện viên, góp phần tổ chức lễ hội âm nhạc này. Cô Tống Gia Du giải thích, “JALUR BEBAS” trong tiếng Indonesia có nghĩa là con đường tự do, biểu tượng cho sự bao dung tất cả các dòng nhạc và tất cả đối tượng khán giả.