:::

 Câu lạc bộ “Twenty” Đại học Trung Chính: tổ chức hoạt động chia sẻ văn hóa, khích lệ tân di dân thế hệ thứ hai đi tìm nguồn cội của mình

Hội trại văn hóa Gia Nghĩa. (Ảnh: em Trác Tiệp Dung cung cấp)
Hội trại văn hóa Gia Nghĩa. (Ảnh: em Trác Tiệp Dung cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

“Lúc mới thành lập, câu lạc bộ 貳拾 (Twenty) của chúng em chỉ có vỏn vẹn 5 cô gái tuổi 20.” Em Trác Tiệp Dung, sinh viên năm ba khoa Quản lý tài chính Đại học Quốc lập Trung Chính nhớ lại những kỉ niệm khi mới đầu thành lập nhóm “Twenty”, ẩn dưới giọng nói nhẹ nhàng dịu dàng của cô gái ấy là cả một ý chí và lòng quyết tâm không gì có thể sáng được.

“貳 (Hai) trong tên tiếng Trung của nhóm chỉ tân di dân thế hệ thứ hai, 拾 (Mười) hàm ý hi vọng mọi người đều có thể tìm thấy những hồi ức và kinh nghiệm đẹp đẽ của bản thân khi tham gia hoạt động tại câu lạc bộ. Em Dung chia sẻ, các thành viên trong câu lạc bộ Twenty đều đối mặt chung với một vấn đề là “chúng em đều không dám thừa nhận thân phận của bản thân, cũng không hiểu rõ văn hóa của quê hương bố/mẹ”, tuy nhiên các em quyết định phải dũng cảm thừa nhận thân phận của mình, vì vậy năm nay câu lạc bộ đã đăng ký tham gia đề án “嘉義市政府有事青年” (Thanh niên có ích chính quyền thành phố Gia Nghĩa), thông qua hoạt động “Hội trại văn hóa quốc tế”, mang bản sắc văn hóa quê hương từng bước tiếp cận với các em học sinh tiểu học, trung học, từ đó giúp các em biết đến văn hóa nơi bố/mẹ sinh ra và lớn lên, cũng như nhận biết giá trị của bản thân.

Ảnh tập thể câu lạc bộ Twenty Đại học Trung Chính. (Ảnh: em Trác Tiệp Dung cung cấp)

Trong thời gian dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng, các thành viên vô cùng lo lắng, sợ rằng hoạt động khó có thể diễn ra thuận lợi, nhưng không ngờ rằng thành quả đạt được lại vượt ngoài sự mong đợi của mọi người. Điều em Dung ấn tượng nhất là, sau khi hoạt động kết thúc nhóm nhận được phiếu phản hồi của một em học sinh cấp 3 chia sẻ rằng, trong lớp em từng có một bạn học là tân di dân thế hệ thứ hai bị các bạn học khác kì thị, lúc đó em rất muốn đứng lên giúp đỡ, nhưng cuối cùng lại không dám, từ đó đến nay sự việc này như một nút thắt trong lòng em, khiến em cảm thấy rất tiếc nuối, sau đó khi nhìn thấy hoạt động của hội trại văn hóa, em quyết định nhất định phải tham gia cho bằng được.

Sau khi sự kiện kết thúc, một vị phụ huynh còn đặc biệt ở lại xem triển lãm, “mọi người nhận xét có thể tổ chức hoạt động như vậy thực sự mang lại ý nghĩa rất lớn.” Em Trác Tiệp Dung bày tỏ, những phản hồi của mọi người giúp chúng em được tiếp thêm động lực, tiếp tục kiên trì trên con đường đi tìm sự quan tâm và ủng hộ của xã hội cho những vấn đề của tân di dân và lao động di trú.

Ngoài ra, hội trại cũng bồi dưỡng nhiều sinh viên đại học tiêu biểu, đồng thời cũng là sân chơi tạo điều kiện giúp các em giao lưu văn hóa. Hiện tại, nhóm đang kết hợp với nhà hàng Đông Nam Á địa phương tại huyện Gia Nghĩa, không chỉ bày bán các gian hàng giúp mọi người có cơ hội nếm thử ẩm thực của các đất nước khác nhau, ngoài ra còn phát voucher khuyến mãi và bưu thiếp có bản đồ của nhà hàng Đông Nam Á, hi vọng thông qua mua sắm, giúp mọi người biết đến nhà hàng cũng như các hoạt động của tân di dân.

“Hội trại văn hóa giúp chúng em tìm lại ý nghĩa trong thân phận đặc biệt của mình” em Trác Tiệp Dung này tỏ, lúc trước, tân di dân thế hệ thứ hai đối với em giống như ăn một bữa tối thơm ngon mĩ vị, nhưng tuyệt nhiên lại không cảm nhận có gì sâu sắc, hay quan trọng trong cuộc sống của mình, nhưng “sau khi tổ chức hội trại văn hóa, em mới phát hiện, thì ra có rất nhiều bạn cũng giống như em vậy.”

Giảng viên của Đại học Trung Chính từng hỏi thành viên của câu lạc bộ rằng có muốn tiếp tục duy trì hoạt động hay không? “Mặc dù quá trình chuẩn bị vô cùng cực khổ, nhưng nếu như muốn quảng bá văn hóa thì không thể dừng lại ở con số 1 lần!”. Em Trác Tiệp Dung cũng bày tỏ “Em hi vọng có thể đi từ đồng hành đến giúp tân di dân và con em thế hệ thứ hai dũng cảm đứng lên đi tìm nguồn cội của mình, cũng như chia sẻ văn hóa quê hương, đây chính là mục tiêu trong tương lai của chúng em”. Ngoài ra, em Dung cũng cho biết, không chỉ con em thế hệ thứ hai, mà vai trò của người dân Đài Loan cũng vô cùng quan trọng “có thể mở rộng tấm lòng bao dung, cũng như tiếp nhận nền văn hóa mới hay không, đôi bên đều cần phải có sự điều chỉnh sao cho thích hợp, như vậy mới có thể đạt được mục tiêu ban đầu.”

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading