Thời báo Di dân mới toàn cầu / Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, gần đây Bộ Lao động đã đưa ra thông báo quy tắc “Những hạng mục chú ý dành cho các doanh nghiệp sắp xếp người lao động trực ban ca ngày (đêm)” nêu trên sẽ ngừng áp dụng kể từ ngày 1/1/2022, cũng có nghĩa là, kể từ ngày 1/1/2022, chủ sử dụng lao động nếu sắp xếp người lao động trực ban ca ngày (hoặc đêm) thì đều phải tính là thời gian làm việc, nếu vượt quá số giờ làm việc quy định, thì phải tính vào số giờ tăng ca và phải trả tiền lương tăng ca. Chủ sử dụng hoặc doanh nghiệp vị phạm quy định này sẽ bị xử phạt từ 20.000 đến một triệu Đài tệ.
Kể từ ngày 1/1/2022, chủ sử dụng lao động nếu sắp xếp người lao động trực ban ca ngày (hoặc đêm) thì đều phải tính là thời gian làm việc. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Theo Bộ Lao động Đài Loan cho biết, năm 1985 đã từng lập ra quy tắc “Những hạng mục chú ý dành cho các doanh nghiệp sắp xếp người lao động trực ban ca ngày (đêm)” để quản lý vấn đề doanh nghiệp sắp xếp cho người lao động làm những công việc không thuộc thỏa thuận trong hợp đồng ngoài giờ làm việc chính thức, ví dụ như xử lý văn bản khẩn cấp, trực nghe điện thoại, tuần tra khu vực làm việc, từ nhiều năm nay những công việc này vốn dĩ không được tính là tăng ca vì thế cũng không được trả lương.
Xem thêm: Hai YouTuber người Mỹ và người Anh cùng trải nghiệm tự nấu rượu vang kiểu Anh khi đi dã ngoại
Người lao động trước đây làm những công việc không thuộc thỏa thuận trong hợp đồng như xử lý văn bản khẩn cấp, trực nghe điện thoại, tuần tra khu vực làm việc...thì đều không được tính là tăng ca. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Ngoài ra cũng tiến hành sửa đổi quy định cũ trước đây “không được sắp xếp cho lao động nữ làm ca đêm” và bổ sung thêm các nội dung như quy định chủ sử dụng phải cung cấp trang thiết bị an toàn vệ sinh lao động cần thiết, đảm bảo quyền bình đẳng giới tại nơi làm việc, vì thế lao động nữ có thể làm ca đêm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú vẫn không được xếp làm ca đêm.