【Thời báo Di dân mới toàn cầu】/ Đài Loan đang dần được biết đến như là một hòn đảo với nhiều dân tộc và nền văn hóa đa dạng, khi ngày càng có nhiều người từ Đông Nam Á di cư đến Đài Loan sinh sống và số lượng di dân mới và lao động di trú của Đài Loan thì ngày càng gia tăng. Dự án “掃描誰的邊緣記憶” (tạm dịch: Scan ký ức bên lề của ai đó) do Quỹ Văn hóa Đài Loan khởi xướng nhằm hỗ trợ công nghệ thực nghiệm kỹ thuật số kết nối với sáng tạo nghệ thuật, cùng với Phòng thực nghiệm SEAT thuộc câu lạc bộ giáo viên đa lĩnh vực trường Đại học Quốc gia Ký Nam tiếp tục thúc đẩy tư duy nghệ thuật và văn học, thông qua không gian đa bản sắc văn hóa của Quảng trường ASEAN để duy trì sự phát triển và sáng tạo cho Đài Loan. Dự án đã cho mời các di dân mới và người lao động di trú và cả những du học sinh đến từ các quốc gia Đông Nam Á cùng hợp tác để tạo nên những kỷ niệm nhớ trong cuộc đời của họ. Sau nhiều năm thực thi chính sách giáo dục đại học và trên đại học dành cho sinh viên Hoa kiều, Đài Loan đã thu hút được rất nhiều sinh viên Hoa kiều đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là sinh viên Hoa kiều đến từ Malaysia. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục Đài Loan cũng đưa ra nhiều chính sách học bổng hấp dẫn để thu hút nhiều sinh viên nước ngoài đến học tập tại Đài Loan.
Ý tưởng sáng tạo của anh khi tham gia dự án được lấy nguồn cảm hứng từ chính “tính kỷ luật nghiêm khắc” của bản thân để làm thái độ sống, yêu cầu bản thân phải làm tốt nhất có thể. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Ban biên tập của【Thời báo Di dân mới toàn cầu】đã may mắn liên lạc được với một trong những người tham gia dự án kể trên là anh Lâm Duy Kiệt, một du học sinh người Malaysia, hiện đang theo học lớp Tiến sĩ chuyên ngành Tư vấn tâm lý và Phát triển nhân lực tại Đại học Quốc gia Ký Nam. Anh ấy chia sẻ rằng, ý tưởng sáng tạo của anh khi tham gia dự án kể trên được lấy nguồn cảm hứng từ chính “tính kỷ luật nghiêm khắc” của bản thân để làm thái độ sống, yêu cầu bản thân phải làm tốt nhất có thể.
Xem thêm: Đoàn Thanh niên cứu quốc huyện Vân Lâm tổ chức các hoạt động quan tâm đời sống dành cho di dân mới
Anh Lâm Duy Kiệt cho biết, lựa chọn du học Đài Loan về lĩnh vực tư vấn tâm lý là vì sự phát triển của lĩnh vực này tại Đài Loan có thể được xem như là hàng đầu ở Châu Á. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Anh Lâm Duy Kiệt cho biết, lựa chọn du học Đài Loan về lĩnh vực tư vấn tâm lý là vì sự phát triển của lĩnh vực này tại Đài Loan có thể được xem như là hàng đầu ở Châu Á. Anh Lâm Duy Kiệt tốt nghiệp đại học tại Malaysia, sau đó anh đến Singapore học thạc sĩ tại lớp chuyên ban của trường Đại học Quốc gia Ký Nam mở tại nước ngoài. Sau khi lấy được bằng thạc sĩ, anh nộp đơn xin học bổng của Bộ Giáo dục Đài Loan và tiếp tục theo học ngành tư vấn tâm lý.
Năm 2015, anh Lâm Duy Kiệt đến Đài Loan và bắt đầu hành trình học lấy bằng tiến sĩ. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Năm 2015, anh Lâm Duy Kiệt đến Đài Loan và bắt đầu hành trình học lấy bằng tiến sĩ. Khi mới đến Đài Loan, vì là Hoa kiều nên anh không gặp quá nhiều khó khăn do rào cản về ngôn ngữ, ngược lại, anh đã rất nhanh chóng yêu mến mảnh đất này. Anh hết lời ca ngợi “nền tự do dân chủ” mà người Đài Loan rất đỗi tự hào. Ở Đài Loan, mọi người đều có thể tự do làm những điều mình thích và sống một cuộc sống thoải mái nhất. Sau quãng thời gian 5 năm ở Đài Loan và thông qua quá trình quá trình học tiến sĩ đã giúp cho anh Lâm Duy Kiệt thay đổi thái độ đối với cách nhìn nhận con người và sự việc, cũng như có thể đứng từ nhiều góc độ khác nhau để tư duy sự việc, đây cũng là điểm mấu chốt quan trọng trong việc tư vấn tâm lý.
Anh Lâm Duy Kiệt mong muốn tạo ra xu hướng giáo dục mới tại Malaysia. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Anh Lâm Duy Kiệt cũng chia sẻ về kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của mình, sau khi lấy được bằng tiến sĩ, anh sẽ trở về Malaysia và kết hợp những kiến thức về tâm lý học và giáo dục, áp dụng vào giáo dục tiểu học làm xuất phát điểm, chú ý đến sự phát triển thể chất, tinh thần, tâm tư của trẻ em ở trường, với mong muốn có thể tạo ra xu hướng mới trong lĩnh vực giáo dục ở Malaysia.