Phòng Giáo dục, trường Đại học Trung Hưng thành lập chương trình USR (University Social Responsibility) "Tình yêu không biên giới: Giảm thiểu số lượng và cải thiện chăm sóc động vật lang thang". Nhằm giúp đội ngũ bác sĩ thú y, sinh viên Việt Nam có có hội trao đổi kinh nghiệm quốc tế, học hỏi kỹ năng mới, vừa qua, Đại học Trung Hưng đã có chuyến thăm Việt Nam nhằm tổ chức hội thảo về phúc lợi của động vật và thực nghiệm lâm sàng. Sự kiện thu hút khoảng hơn 40 bác sĩ thú y địa phương, giáo sư tại các bệnh viện thú y và sinh viên đến tham gia.
Người sáng lập Trạm cứu hộ động vật tại Hà Nội, Việt Nam. (Ảnh: Chương trình USR, Đại học Trung Hưng)
Đoàn hợp tác với khoa Thú y thuộc Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và Trạm cứu hộ động vật cung cấp khóa học cho sinh viên chuyên ngành thú y, hy vọng có thể cải thiện nhận thức và hành vi của các bác sĩ thú y về việc đối xử, chăm sóc động vật.
Phó Giáo sư khoa Thú y trường Đại học Trung Hưng nhấn mạnh, bác sĩ thú y được coi là người có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với cách đối xử với động vật của một quốc gia. Do đó, thông qua việc cải thiện nhận thức của các bác sĩ thú y, có thể gián tiếp nâng cao ý thức của cộng đồng về cách thức đối xử với động vật.
Hy vọng thông qua chương trình, có thể nâng cao nhận thức và kỹ năng của bác sĩ thú y Việt Nam trong việc chăm sóc động vật. (Ảnh: Lấy từ Facebook Đài phát thanh Đài Trung – Công ty Taiwan Radio)
Trong buổi thực nghiệm lâm sàng tại hội thảo, sinh viên được nâng cao nhận thức về phúc lợi động vật, khuyến khích người chủ chịu trách nhiệm đối với thú cưng, giảm đau đớn cho động vật và thực hiện tiêm phòng vaccine phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra, sinh viên tham gia cũng được luyện tập thực tế theo nhóm, điều này góp phần cải thiện nhận thức của các bác sĩ thú y tại Việt Nam, giúp việc điều trị cho động vật được thực hiện một cách nhân đạo hơn.
Phó Giáo sư khoa Thú y, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội khẳng định và đề cao hội thảo do phía đoàn Đài Loan tổ chức. Theo số liệu thống kê của các trường đại học tại Việt Nam, ít nhất một nửa sinh viên khoa Thú y muốn trở thành bác sĩ chuyên về thú cảnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kiến thức y khoa về nhóm này vẫn còn khá ít. Do đó, khoa hy vọng thông qua hợp tác với đội ngũ giáo sư, bác sĩ thú y Đài Loan, có thể phát triển và lan rộng khái niệm điều trị, chăm sóc thân thiện với động vật tại Việt Nam.