:::

Phảng phất văn hóa Trung Hoa trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Phảng phất văn hóa Trung Hoa trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Phảng phất văn hóa Trung Hoa trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Từ xa xưa, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn minh văn hóa Trung Hoa, cho đến tận ngày nay nhiều nét văn hóa của Trung Quốc vẫn được người Việt gìn giữ và phát huy, một trong số đó là phong tục đón Tết Nguyên đán. Tết Nguyên đán được coi là Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất và quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Người xưa quan niệm Tết là dịp để mọi người nhìn lại năm cũ, chào đón năm mới, nghỉ ngơi và sum họp gia đình.

 

Đối với người Việt, bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, với cách gói gần tương tự như bánh ú của người Trung Quốc, tuy nhiên bánh chưng Việt Nam có hình dáng là khác biệt, kích thước cũng lớn hơn. Bên ngoài của bánh chưng được gói bởi lá dong, bên trong là bánh được làm từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của người nông dân. Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

Ngoài ra, mỗi dân tộc ở Việt Nam lại có những phong tục độc đáo riêng để chào đón năm mới, tạo nên một bức tranh ngày Tết đa sắc màu và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Ví dụ, vào ngày Tết dân tộc Thái tại Việt Nam sẽ làm mâm cơm có các món ăn như cơm mới, cơm đồ xôi, cơm cốm, cá chua, thịt hươu, măng khô, nai khô,… Ngoài ra, những chiếc bánh chưng họ làm cũng rất đặc biệt, được chia thành 2 loại trắng và đen, được cho thêm một ít vừng xay nhuyễn để mùi vị của bánh được thơm ngon hơn.

 

Sự ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc tới Việt Nam là vô cùng lớn, cho đến nay những ảnh hưởng đó vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội, tiêu biểu như phong tục đón Tết Nguyên đán, điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có mức độ Hán hóa cao hơn các nước nước khác trong khu vực. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó không phải là sự tiêu cực mà nó là cơ hội để làm cho văn hóa của dân tộc ta sâu sắc độc đáo theo cách riêng, chắt lọc, lựa chọn những giá trị phù hợp với văn hóa của người Việt. 

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading