Theo bài đăng trên trang báo Vietnamnet cho biết, tại Việt Nam, tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong những năm gần đây. Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế cho biết, TP.HCM hiện có hơn 40% trẻ em trong tuổi đi học bị thừa cân, béo phì, cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình của cả nước.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2020 cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi là 7,4%, trong khi đó, tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ từ 5 đến 19 tuổi là 19%. Đáng chú ý, ở TP.HCM, tỷ lệ này là trên 40%.
Xem thêm: Đoàn thể thao Việt Nam giành tấm huy chương Vàng đầu tiên tại ASIAD 19
Các yếu tố dẫn đến thừa cân béo phì ở trẻ gồm người mẹ trước sinh, yếu tố di truyền và sinh học, chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm, hoạt động thể chất và hành vi tĩnh, đặc điểm của cha mẹ và gia đình, nguy cơ từ môi trường…
Thừa cân và béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm nguy cơ mắc các bệnh như khó thở, gãy xương, tiểu đường, bệnh tim mạch sớm, tăng huyết áp và ảnh hưởng tâm lý. Thậm chí có thể gây ra tử vong sớm và tàn tật cao khi trưởng thành.
Xem thêm: Rộn ràng Festival Thu Hà Nội với loạt sự kiện thú vị trên Phố đi bộ Hoàn Kiếm
Để đẩy lùi tình trạng trên, chính quyền, nhà trường, gia đình cần chung tay thực hiện các biện pháp như giáo dục về dinh dưỡng, thúc đẩy hoạt động thể dục và thể thao, hạn chế quảng cáo các thực phẩm kém lành mạnh đến trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay, việc kiểm soát thừa cân béo phì vẫn gặp nhiều rào cản, do vấn đề môi trường vận động cho trẻ ở học đường, việc lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn…
Theo Vietnamnet