KINOSHITA Junichi : đến từ tỉnh Aichi Nhật Bản, di dân mới sống tại Đài Loan đã 40 năm
Học lực: Tốt nghiệp Đại học kinh tế Tokyo
Nghề nghiệp: tiểu thuyết gia, tản văn.
8 năm Tổng biên tập “Nguyệt báo Du lịch Đài Loan”
Năm 2011 giành Giải thưởng Văn học Đài Bắc lần thứ 11 với tiểu thuyết tiếng Trung “Bông bồ công anh” (Nhà xuất bản In khắc văn học năm 2011), là người nước ngoài đầu tiên giành được giải thưởng này.
Tác giả của “Tuỳ bút những ngày ở Đài Loan” (Nhà xuất bản văn hoá ECUS năm 2013), “Bóng hình trong kí ức” (NXB Văn hoá Yunchen năm 2020). Tiểu thuyết tiếng Nhật có 《アリガト謝謝》(Kondansha năm 2017).
Điều hành kênh Youtube “Super G”
Tôi đến Đài Loan lần đầu là năm 1980 - 40 năm trước. Có 1 thời gian về Nhật làm việc, và quay trở lại Đài Loan 6 năm sau đó. Tính ra những ngày sống ở Đài Loan, chớp mắt đã 34 năm. Thời gian sống tại Đài Loan còn nhiều hơn tôi sống tại quê hương Nhật Bản.
Tôi thường bị hỏi: “Tại sao lại đến Đài Loan?”. Thậm chí cả khi nhận giải thưởng Văn học Đài Bắc với “Bông bồ công anh”, có rất nhiều nhà báo hỏi tôi vấn đề này.
Trước sự tò mò của mọi người, tôi trả lời: “Bị gió thổi tới”
Năm đó là sinh viên năm nhất, tôi đã gặp một vài sinh viên quốc tế đến từ Đài Loan ở Tokyo. Tôi cảm thấy thích thú với Đài Loan khi nghe họ kể về vẻ đẹp quê hương, và tìm cơ hội để tự mình đi trải nghiệm. Tuy nhiên, đây chỉ là bắt đầu mối cơ duyên với Đài Loan.
Tôi có viết trong “Bông bồ công anh” rằng: Cuộc gặp gỡ giữa con người với con người là một loại định mệnh. Với thành phố cũng vậy - nhìn không thấy, chạm không được, là một sức mạnh vô hình. Vì sức mạnh này, con người bị thành phố vẫy gọi. Khi duyên phận đã hết, con người cũng sẽ rời xa thành phố.
40 năm trước, lần đầu tới Đài Loan. Tuy rằng, Đài Bắc là thành phố phồn hoa nhất Đài Loan, nhưng khác so với ngày này. Khi đó, ngoài cảnh quan du lịch nổi tiếng như Bảo tàng Cố cung, Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch vv…rất hiếm thấy bóng dáng người nước ngoài trên phố.
Khi đó, bầu không khí xã hội nhẹ nhàng ôn hoà, mọi người đều rất thân thiện. Với tôi, nơi này vừa mới mẻ vừa hấp dẫn.
“Học tốt tiếng Trung” là bước đầu tiên tôi hy vọng làm quen với Đài Loan. Nếu học tốt tiếng Trung thì có thể giao tiếp với những người ở đây – những người mà có cách suy nghĩ, và lối sống khác với tôi. Đây là một chuyện vô cùng thần kì. Chỉ nghĩ đến điều này, trái tim tôi tràn ngập niềm vui.
Tôi hạ quyết tâm, xin nghỉ học ở Nhật Bản, trở lại Đài Loan. Tôi dành 1 năm toàn tâm toàn ý học tiếng Trung tại trung tâm ngôn ngữ, trường Đại học quốc lập sư phạm Đài Loan. “Bóng hình trong kí ức” là tiểu thuyết ghi lại trải nghiệm trong 1 năm này.
Sau đó, tôi từng quay về Nhật Bản làm vài năm, rồi lại quay trở lại Đài Loan. Có thể nói là Đài Loan lại vẫy gọi tôi.
Lần trở lại này không phải đi học, mà là tìm việc. Năm 1949, người nước ngoài ở Đài Loan không nhiều, rất nhiều nơi đều cần nhân tài tiếng Nhật. Chính vì vậy, tôi đã nhanh chóng tìm được công việc dạy tiếng Nhật tại môi trung tâm ngôn ngữ ở một trường đại học. Chính trong những năm này, tôi nhận công việc biên tập ở nhà xuất bản. Trong thời gian làm tổng biên tập, hằng ngày đều phải đọc số lượng lớn tài liệu tiếng Trung, tiếng Trung cơ bản của tôi cũng ngày càng tiến bộ.
Đồng thời, Đài Loan cũng dần thay đổi trong nhiều mặt.
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, xã hội dần tiến tới dân chủ hoá nhanh đến kinh ngạc. Người Đài loan cũng dần coi việc đi du lịch nước ngoài là điều hiển nhiên. Lần đầu tôi đến Đài Loan là thời kì thiết quân luật (period of martial law). Chứng kiến sự thay đổi của Đài Loan, tôi còn nhớ rõ cảm xúc kinh ngạc và phấn khích khi đó, dường như thế giới tái sinh vậy.
Cuối những năm 1990, Đài Loan càng ngày càng nhiều người nước ngoài tới Đài Loan làm việc, hoặc kết hôn…ngày càng nhiều người nước ngoài đến Đài Loan với những nguyên do khác nhau.
Tôi cho rằng điều này có liên quan đến việc nới lỏng thay đổi chính sách xét duyệt giấy phép cư trú dành cho người nước ngoài tại Đài Loan. Trước đây, người nước ngoài rất khó xin được giấyp phép cư trú. Do đó, họ không thể sắp xếp kế hoạch định cư ở Đài Loan lâu dài. Giờ đây, sau khi xin được Thẻ cư trú vĩnh viễn, có thể tự do làm việc, mua bán bất động sản vv… và được hưởng các quyền lợi giống như người Đài Loan. Vì vậy, số lượng người nước ngoài xem xét di cư đến Đài Loan ngày càng tăng lên.
(圖/木下諄一提供)
Đài Loan từng bước quốc tế hoá, đồng thời, người nước ngoài sống tại Đài Loan như tôi, đã thoát khỏi thân thân nhóm người thiểu số đặc biệt, có được quyền công dân yên ổn. Số lượng di dân mới Đài Loan đã vượt cao hơn số người dân tộc thiểu số ở Đài Loan, trở thành nhóm người lớn thứ 5 ở Đài Loan
Cuộc đời con người, trải qua hoàn cảnh như nào, chủ yếu là bất đắc dĩ. Nếu như tôi vẫn ở Nhật Bản, e là ông trời cũng sẽ chuẩn bị cho tôi một cuộc sống khác. Sau những năm ở Đài Loan, tôi cho rằng điều may mắn nhất là được chứng kiến sự thay đổi của Đài Loan.