:::

“Kế hoạch chắp cánh ước mơ” nâng cánh giúp tân di dân Phan Hỷ Linh xây dựng thương hiệu túi xách dệt thủ công Cam-pu-chia

Được sự hỗ trợ từ Chương trình chắp cánh ước mơ của Sở Di dân, chị Phan Hỷ Linh mở các lớp dạy nghề dệt thủ công mỹ nghệ. (Ảnh: Lấy từ Trung tâm Phục vụ gia đình và phụ nữ tân di dân Sanchong, Tân Bắc)
Được sự hỗ trợ từ Chương trình chắp cánh ước mơ của Sở Di dân, chị Phan Hỷ Linh mở các lớp dạy nghề dệt thủ công mỹ nghệ. (Ảnh: Lấy từ Trung tâm Phục vụ gia đình và phụ nữ tân di dân Sanchong, Tân Bắc)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Chị Phan Hỷ Linh là một tân di dân đến từ Cam-pu-chia, được sự động viên, khích lệ của chồng và sự hỗ trợ từ Chương trình chắp cánh ước mơ của Sở Di dân, chị mở lớp dạy nghề dệt thủ công mỹ nghệ, ngoài hướng dẫn các học viên những kĩ năng dệt cơ bản, thông qua đó, còn góp phần quảng bá văn hóa quê hương. Chị Linh bày tỏ hy vọng, trong tương lai có thể mở các khóa học đào tạo tân di dân, giúp họ kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống nhờ vào thủ công mỹ nghệ.

Xem thêm: Bản tin thời sự tiếng Việt ngày 29/6 – Thời báo Tân di dân toàn cầu

Chị Linh ngoài làm thông dịch viên tại Tòa án, còn là một giáo viên dạy tiếng Cam-pu-chia. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Pan Ling”)

Chị Linh và chồng quen biết khi còn ở Cam-pu-chia, sau khi kết hôn hai người về Đài Loan định cư và có với nhau 3 người con. Trong nhiều năm qua, chị Linh được biết đến là một tân di dân đa-zi năng, chị không chỉ là thông dịch viên tại Tòa án, mà còn giảng dạy tiếng Cam-pu-chia, kinh doanh online.

Nhưng cũng ngần ấy năm trong chị chưa bao giờ nguôi ước mơ phát triển nghề làm túi thủ công từ lục bình truyền thống của quê hương, cũng như truyền bá kĩ thuật này đến với mọi người. Sau đó, dưới sự hỗ trợ từ Kế hoạch chắp cánh ước mơ, chị bắt đầu thực hiện một chuỗi các dự án quảng bá của mình.

Nói về kỹ thuật dệt túi thủ công từ lục bình, chị Linh chia sẻ lục bình thực chất là bèo nước ở Đài Loan, nhưng cành của bèo nước ở Đài Loan quá ngắn, không thích hợp để dệt, vì vậy sau đó chị đã thay thế bằng cây cỏ nến. Chị nói, mặc dù cỏ nến nhỏ và thường dễ gãy, việc dệt cũng tốn nhiều thời gian hơn, nhưng khi dùng chất liệu này, tay của thợ sẽ ít đau hơn.

Xem thêm: Cục Thanh niên Đào Viên khuyến khích tân di dân phát huy sáng tạo từ văn hóa ẩm thực quê hương

Hiện tại, chị Linh tập trung quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của quê hương. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Pan Ling”)

Nói vế kế hoạch tương lai, chị Linh bày tỏ, chị hiện đang thành lập thương hiệu túi xách thủ công làm từ lục bình, đồng thời tập trung vào thiết kế, sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Chị cũng hy vọng có thể mang văn hóa Campuchia vào đời sống hàng ngày của người dân Đài Loan.

Sản phẩm túi dệt thủ công từ lục bình của chị Linh. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Pan Ling”)

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading