:::

Phòng công tác “FanJiao Ka” khích lệ tân di dân tham gia xây dựng mạng lưới cộng đồng nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa quê hương

Khách mời trong chương trình lần này là ông Lưu Nhân Kiệt (劉人傑) - người sáng lập của Phòng công tác “FanJiao Ka” (Ảnh: Đài phát thanh giáo dục Quốc gia cung cấp)
Khách mời trong chương trình lần này là ông Lưu Nhân Kiệt (劉人傑) - người sáng lập của Phòng công tác “FanJiao Ka” (Ảnh: Đài phát thanh giáo dục Quốc gia cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu phối hợp với chuyên mục “幸福聯合國” (tạm dịch: Hạnh phúc Liên Hợp Quốc) của Đài phát thanh Giáo dục quốc gia, để giới thiệu tới quý khán thính giả câu chuyện của những di dân mới tại Đài Loan, dưới sự dẫn dắt của 2 MC là Dương Kiều Vũ (楊橋宇), Trần Thu Liễu (陳秋柳), trong tập phát sóng “Tân di dân tham gia xây dựng mạng lưới cộng đồng không hề khó”, chương trình đặc biệt mời đến ông Lưu Nhân Kiệt (劉人傑) - người sáng lập “Phòng công tác FanJiao Ka” để trải lòng với quý khán thính giả quá trình thành lập và phát triển hơn 50 năm nay của văn phòng, ngoài thời gian dài quan tâm đến các hoạt động phát triển cộng đồng, giúp đỡ các chị em tân di dân giới thiệu bản sắc văn hóa quê hương, ông cũng hi vọng thông qua các hoạt động thế này có thể xây dựng cầu nối xuyên quốc gia, xuyên biên giới và xuyên văn hóa trong cộng đồng dân cư tại Đài Loan.

Ông Lưu Nhân Kiệt khích lệ tân di dân tham gia vào đội ngũ xây dựng mạng lưới cộng đồng (Ảnh: Đài phát thanh giáo dục Quốc gia cung cấp)

Ông Lưu Nhân Kiệt cho biết đa số các thành viên trong “Văn phòng Fanjiao Ka” từ khi bắt đầu tham gia đã học tập và làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp thiết kế, quy hoạch nông thôn đô thị, đến nay mặc dù mỗi người đều có những công việc riêng, nhưng xuất phát điểm chung đều là người Xizhi, hi vọng có thể cống hiến cho quê hương, vì vậy đã thành lập nên tổ chức này. Những năm gần đây cũng có rất nhiều tân di dân gia nhập, tham gia giới thiệu văn hóa quê hương, từng bước hòa nhập vào xã hội Đài Loan.

“Tân di dân là nhóm dân cư mà chúng ta không nên bỏ qua khi xây dựng mạng lưới cộng đồng tại Đài Loan.” Sau thời gian dài giúp đỡ tân di dân hòa nhập vào mạng lưới cộng đồng, ông Kiệt chia sẻ rằng số lượng chị em tân di dân được gả đến Đài Loan ngày càng đông, họ không chỉ nhanh chóng hòa nhập vào đời sống nơi đây mà còn đưa văn hóa của đất nước mình du nhập theo . Từ một nơi xa lạ, họ từng bước kết nối với mảnh đấy này, ngày nay tân di dân đã dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của mình, thể hiện sự tự tin của bản thân, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy đa dạng văn hóa.

“Placemaking”, “Quy hoạch cộng đồng” nổi lên như một chủ đề hot trên khắp Đài Loan (Ảnh: Từ Facebook “FanJiao Ka”)

Những năm gần đây “Placemaking”, “Quy hoạch cộng đồng” nổi lên như một chủ đề hot trên khắp Đài Loan. Đối tượng tham gia chủ yếu là các chuyên gia quy hoạch xã hỗi, nghệ nhân, nhân viên thiết kế. Với chủ trương “Chỉ cần sinh sống ở đây, đều có thể trở thành nhân tố thúc đẩy mở rộng cho dự án xã hội.” MC chương trình chị Trần Thu Liễu cũng từng tham gia dự án bồi dưỡng nhân lực của thành phố Tân Bắc, nhằm giới thiệu “Đờn ca tài tử” của miền Nam Việt Nam đến cho mọi người. 

Chị Liễu cũng nêu ra một thắc mắc của mình là phải làm sao để tân di dân có thể thực hiện mong muốn của họ và làm thế nào để người hướng dẫn phối hợp, hỗ trợ thực hiện nó? Ông Kiệt nói, công việc này cũng giống như kể chuyện, chỉ cần tân di dân nắm được mấu chốt “Tự kể câu chuyện của bản thân”, hơn nữa đây không chỉ là đơn phương giới thiệu bản sắc văn hóa quê hương mà còn là cơ hội để trao đổi giao lưu quan điểm suy nghĩ của mình với những người khác. Bất kể là hoạt động quảng bá nghệ thuật hay là dự án do cộng đồng phát động, tân di dân và con em thế hệ thứ hai đều có thể trở thành chủ thể của mạng lưới cộng đồng.

Dự án xây dựng mạng lưới cộng đồng là sợi dây để kết nối mọi người lại với nhau, tìm lại lối sống ấm áp giữa người với người (Ảnh: Từ Facebook “FanJiao Ka”)

“Dự án xây dựng mạng lưới cộng đồng là sợi dây để kết nối mọi người lại với nhau, tìm lại lối sống ấm áp giữa người với người”. Ngoài khuyến khích tân di dân tham gia các hoạt động xã hội, ông Lưu Nhân Kiệt cũng hi vọng người dân Đài Loan có thể biết thêm nhiều hơn về văn hóa của quê hương họ, nhiều tân di dân đã sinh sống ở đây hơn 10 năm, 20 năm vì vậy họ đã không mang thân phận “người ngoài” nữa. Ông Kiệt nói “Xây dựng mạng lưới cộng đồng chính là công việc xây dựng con người, đối tượng tham gia vô cùng quan trọng, tân di dân cũng là một phần tử trong xã hội, đương nhiên cũng cần bồi dưỡng thêm cho họ năng lực để tham gia vào các công tác xã hội.”

Nhiều người cho rằng dự án xây dựng mạng lưới cộng đồng là một kế hoạch kiến tạo đô thị có quy mô nhỏ, hơn nữa phạm vi ảnh hưởng lại không lớn, tuy nhiên những biến đổi này lại trực tiếp thể hiện trong đời sống hằng ngày, từng bước thay đổi nền móng cơ bản của xã hội và không gian sinh sống. Vì vậy, khi tân di dân tham gia vào các dự án xây dựng cộng đồng đã thu hút được sự chú ý của dân cư sinh sống trong khu vực đó, qua đó càng có nhiều người dân đến tham gia.

Trong tập “Tân di dân tham gia xây dựng mạng lưới cộng đồng không hề khó” lần này, ông Lưu Nhân Kiệt bày tỏ, các dự án xuất phát từ cộng đồng cần phải có mối liên kết chặt chẽ, kết hợp với những người có bối cảnh khác nhau thì mới có thể dễ dàng bắt tay thực hiện. Bất kể là “Khoảng cách từ quê hương của tân di dân đến Đài Loan, từ địa phương đến đô thị, từ khu vực cho tới cộng đồng xã hội đều có thể rút ngắn, chỉ cần chúng ta sẵn sàng đi sâu vào tìm kiếm giải pháp.” Đây là một cuộc cách mạng trong đời sống dù nhỏ nhưng không thể thiếu.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading