:::

Cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon” góp phần truyền lửa tình yêu và lưu giữ giá trị ẩm thực Việt

Phở Việt Nam. (Ảnh minh họa: kho ảnh Flickr)
Phở Việt Nam. (Ảnh minh họa: kho ảnh Flickr)

Theo bài đăng trên trang Dân trí, có lẽ từ thời xa xưa khi kinh tế còn chưa phát triển như ngày nay Phở được xem như là một thức quà xa xỉ không chỉ trẻ em mà người lớn luôn ao ước được nếm thử. Ngày nay, khi cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quán hàng phở xuất hiện đầy trên khắp các phố phường, dù đã có nhiều biến tấu, sáng tạo nhưng phở Việt vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng để ở đâu ngửi cũng thấy, nhìn cũng ra, vị cũng trọn và cảm giác hạnh phúc khi được ăn phở vẫn đong đầy. Bởi chung quy lại chúng ta đều hi vọng có thể lưu truyền được tinh túy hồn việt qua món ăn truyền thống thân thuộc này. 

Phở Việt còn nổi danh trên khắp thế giới. Đại sứ Mozambique đã chia sẻ rằng: “Phở như là một thương hiệu của Việt Nam”. Bà cũng bày tỏ niềm yêu thích của mình với phở Việt và rất sẵn lòng giới thiệu hương vị thương hiệu này đến với người dân nước mình cũng như bạn bè quốc tế khác.

Cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon” đã được tổ chức vừa qua như một cách để tôn vinh món ăn truyền thống của quê hương, mặt khác tiếp tục tiếp nối lưu truyền và phát huy ẩm thực văn hóa của đất nước. Mỗi thí sinh tham gia sẽ có một hương vị phở khác nhau, không hề trộn lẫn. Bác Cải, một nghệ nhân làng phở cổ Vân Cù, Nam Định cùng với rất nhiều người dân làng mình vẫn kiên trì theo đuổi nghề phở. Hơn cả một cơ duyên với phở, với bà, đó là “mong muốn được duy trì và phát triển truyền thống của ông cha”.

Là một người yêu hương vị phở truyền thống, anh Ngô Văn Tùng (Phở Tùng, Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng điểm khác biệt nhất ở phở của mình chính là “hương vị ngày xưa được người thầy truyền dạy cộng với nhiệt huyết đam mê yêu nghề phở của bản thân”. Đặc biệt người một thí sinh tham gia khác chia sẻ bí quyết giúp cho hương vị bát phở của chị trở nên đặc biệt là do “chắt lọc nguyên liệu tốt nhất từ những vùng nguyên liệu của Việt Nam, như quế ở Văn Yên, Yên Bái; hồi ở Lạng Sơn; thảo quả của Lai Châu; muối Hải Hậu; tiêu Phú Quốc…”

Thông qua Cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon” không chỉ kết nối những người yêu Phở, mà còn tiếp nối và phát huy những giá trị, tinh túy đẹp đẽ trong văn hóa ẩm thực mà cha ông ta đã để lại.

Theo Dân trí

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading