Trong chuyên mục “Đài Loan dưới góc nhìn của di dân mới” trên nền tảng Podcast hôm nay, hãy cùng Thời báo Di dân mới toàn cầu đón đọc câu chuyện của cô Thạch Nhạn Duy đến từ Malaysia, cô là một nghệ nhân các loại bánh ngọt truyền thống. Hôm nay, cô sẽ chia sẻ về bộ phim “彼岸之嫁” (The Ghost Bride – Cô dâu ma) được chuyển thể từ tiểu thuyết "Cô dâu ma", bối cảnh câu chuyện đã tái hiện văn hóa người Hoa thế kỷ 19 với những phong tục đặc biệt của người Hoa thời bấy giờ, qua đây cũng giúp cho khán giả hiểu thêm về văn hóa của người Hoa tại Malaysia.
Bộ phim “彼岸之嫁” (The Ghost Bride – Cô dâu ma) được chuyển thể từ tiểu thuyết "Cô dâu ma", với bối cảnh câu chuyện tái hiện văn hóa người Hoa thế kỷ 19. (Nguồn ảnh: NETFLIX)
Bộ phim “彼岸之嫁” (The Ghost Bride – Cô dâu ma) do Đài Loan và Malaysia hợp tác sản xuất. Bộ phim lấy bối cảnh là thành phố Malacca vào những năm 1890. Malacca là thành phố lâu đời nhất của Malaysia trên eo biển Malacca, cũng là một trung tâm trung chuyển trong thời đại của Vương quốc Malacca. Nhân vật trong phim đều mặc áo choàng và váy dài kiểu cũ, ngoài ra cũng dễ bắt gặp những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây xuất hiện trong bộ phim, không chỉ giữ được những nét đặc trưng truyền thống của người Hoa mà còn mang đậm dấu ấn Đông Nam Á. Để cứu người cha đang hấp hối của mình, Lệ Lan (麗蘭), một cô gái trẻ đã bị buộc phải đồng ý kết hôn với Lâm Thiên Thanh - thiếu gia nhà họ Lâm vừa mới qua đời. Lệ Lan vốn vô cùng khao khát trốn tránh khỏi vận mệnh nhưng lại càng bị lôi vào những sự việc hết sức bí ẩn, và cuộc sống của cô hoàn toàn bị đảo lộn. May mắn thay, trên đường xuống địa phủ, cô luôn được các hộ vệ của thiên đình bảo vệ. Suốt quãng đường đi, từ những người luôn cãi vã, đấu khẩu nhau rồi dần dần đi đến nảy sinh tình bạn sâu đậm cùng chung hoạn nạn, khiến cho câu chuyện tình yêu đan xen giữa ba cõi người, ma và thần càng thêm phần hấp dẫn.
Cô Thạch Nhạn Duy kết hợp hình ảnh con thỏ với logo của cửa hàng. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Quay trở lại với câu chuyện của cô Thạch Nhạn Duy và câu chuyện khởi nghiệp và triết lý kinh doanh của mình, hiện tại cô đã mở một cửa hàng trên mạng được hơn một năm, chủ yếu bán các loại bánh đặc sản của Malaysia, bánh gạo, bánh Nyonya, v.v. Vì cô đặc biệt thích ăn cà rốt khi còn học đại học, nên đột nhiên đã nảy ra một ý tưởng là kết hợp hình ảnh con thỏ với logo của cửa hàng và cho ra mắt một loạt các loại bánh ngọt Malaysia, bao gồm: bánh chín lớp, bánh gạo nếp hoặc bánh Kuih Kapit mặn. Cô Thạch Nhạn Duy cũng đang chuẩn bị thành lập một cửa hàng thực tế, ngoài việc lập kế hoạch về tài chính, thì cô cũng đang tiến hành nghiên cứu thêm về thị trường khách hàng.
Cô Thạch Nhạn Duy hy vọng mọi khách hàng thích bánh ngọt đều được thưởng thức những chiếc bánh vừa ngon và vừa tốt cho sức khỏe. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cô Thạch Nhạn Duy cũng chia sẻ thêm về hành trình khởi nghiệp đầy gian nan của mình, trong quá trình làm việc cũng phải cân nhắc đến thị hiếu, sở thích của khách hàng. Có một lần gặp phải ngày khuyến mãi lớn nên rất nhiều người đặt mua hàng qua mạng, nhưng bên phía công ty giao hàng lại không thông báo trước về việc này mà vẫn xuất hàng như bình thường, dẫn đến tình trạng hàng để lâu trong kho khiến bánh bị quá hạn sử dụng, rất nhiều khách hàng đã trả lại hàng. Ngoài ra, cô Thạch Nhạn Duy còn cho biết, cô sử dụng nguyên liệu của Đài Loan để làm bánh ngọt truyền thống Malaysia và khẳng định sản phẩm không co thêm phẩm màu nhân tạo. Đối với cô, triết lý kinh doanh là làm cho mọi khách hàng thích bánh ngọt đều được thưởng thức những chiếc bánh vừa ngon và vừa tốt cho sức khỏe.