:::

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống cúng Rằm tháng 8

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống cúng Rằm tháng 8

Mâm cỗ đặc trưng của Rằm tháng Tám là bánh trái, hoa quả. Sau khi cúng xong, mâm cỗ được đưa ra ngoài trời, cho trẻ em ngắm trăng và phá cỗ. Ẩm thực đặc trưng của ngày này là mâm ngũ quả, bánh trái để trẻ con phá cỗ, vui Trung thu.

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống này có rất nhiều món hoa quả, bánh kẹo, đồ chơi mà trẻ con thích, vì thế không nhất thiết phải đặt vào mâm như mâm cúng gia tiên, chỉ cần đặt lên một chiếc bàn rộng.

Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Khi xưa, các món bánh được bày lên mâm thường là các loại bánh quy, bánh làm từ bột gạo có hình các con giống.

  • Một mâm ngũ quả Trung Thu có đầy đủ: 1 nải chuối vàng. 1 quả hồng mang ý nghĩa hi vọng. 1 quả na mang ý nghĩa sinh nổi, nảy nở. 1 quả bưởi mang ý nghĩa sẽ mang lại những điều tốt lành và quả lựu là sự may mắn.
  • Các loại đèn trang trí bày cùng mâm bánh trái gồm đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn con thỏ... 
  • Hương, hoa tươi, đèn nến….
  • Các loại bánh dẻo, bánh nướng…
  • Trà ướp sen.
  • Bài văn khấn rằm Trung Thu tháng 8

Khi xếp mâm ngũ quả phải chú ý đến màu sắc, nên chọn cả quả xanh và chín để tạo sự hòa hợp âm dương, cân bằng vũ trụ theo quan niệm người xưa.

Khi cỗ bàn bày biện đầy đủ, trăng rằm đã lên cao sáng tỏ, giây phút này cũng là lúc mọi người quây quần lại bên nhau. Người ta lần lượt dỡ bánh, trái cây xuống, chia phần cho trẻ nhỏ và mọi người cùng thưởng thức. Người lớn thì ăn bánh trung thu uống trà tâm tình đôi ba câu chuyện, trẻ em ăn bánh trái và cầm lồng đèn sặc sỡ thắp sáng vừa đi vừa hát bài“Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng Tám”vui đùa với nhau hoặc xem những đoàn lân nhảy múa trong tiếng trống rộn ràng náo nhiệt.

Ai cũng có một tuổi thơ, dù trung thu nay đã khác nhưng ý nghĩa đoàn viên vẫn tròn vẹn. Đón trung thu nay cũng khác nhiều nhưng những nét đặc trưng của mâm cỗ trung thu vẫn giữ nguyên giá trị.

 

Nguồn: tổng hợp

ảnh minh họa (ảnh từ internet

Tin hot

回到頁首icon
Loading