:::

Workshop 1095 – Nơi gửi gắm nỗi niềm của những lao động di trú tại Đài Loan

Cô Quan An Ni (phải) và Workshop 1095 tổ chức khóa học tiếng Hoa dành cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Workshop 1095)
Cô Quan An Ni (phải) và Workshop 1095 tổ chức khóa học tiếng Hoa dành cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Workshop 1095)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】/ Tại Đài Loan, có một tổ chức phi lợi nhuận đến từ Đài Trung luôn quan tâm đến hoàn cảnh và những khó khăn của lao động di trú, đó là Workshop 1095. Nguồn gốc của tên gọi 1095 có nghĩa là theo quy định pháp luật của Đài Loan trước đây, mỗi người lao động di trú hết ba năm hợp đồng lao động thì sẽ phải về nước, tổng số ngày trong ba năm hợp đồng này là 1095 ngày.

Xem thêm: Bộ Lao động gia hạn thời hạn giấy phép tuyển dụng lao động di trú thêm 3 tháng cho chủ thuê

Workshop 1095 tổ chức hoạt động giao lưu ẩm thực. (Nguồn ảnh: Workshop 1095)Workshop 1095 tổ chức hoạt động giao lưu ẩm thực. (Nguồn ảnh: Workshop 1095)

Trao đổi với phóng viên, cô Quan An Ni (官安妮) người sáng lập Workshop 1095 đã giới thiệu nhiều hoạt động thú vị như thiết kế các trò chơi board game với chủ đề về người lao động di trú, Thư viện Đông Nam Á, tour du lịch Quảng trường ASEAN, các khóa học ngôn ngữ Đông Nam Á, tham gia các hoạt động nghệ thuật..

Xem thêm: Lao động di trú nếu tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật mà không nhận thù lao thì không bị tính là vi phạm pháp luật

Khóa học tiếng Hoa dành cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Workshop 1095)Khóa học tiếng Hoa dành cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Workshop 1095)

Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới, Workshop 1095 đã kịp thời cung cấp thông tin phòng chống dịch bệnh bằng nhiều ngôn ngữ để giúp lao động di trú tại Đài Loan hiểu rõ các chính sách phòng chống dịch bệnh mới nhất và những quyền lợi liên quan của họ, Workshop 1095 cũng nhanh chóng hoàn thành việc tổng hợp và dịch thuật các thông tin, đồng thời chuyển tải đến lao động di trú. Ngoài ra, thông qua các buổi tọa đàm, các chương trình podcast...cho phép thế hệ thứ hai của di dân mới hoặc lao động di trú có không gian nói lên tiếng nói của mình, đồng thời chúng cũng giúp người dân Đài Loan hiểu rõ hơn về văn hóa Đông Nam Á. Workshop 1095 đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho lao động di trú và cũng là nơi gửi gắm những tâm tư và nguyện vọng mà ngày thường không biết chia sẻ cùng ai cũng những người con xa quê. Kính mời quý vị độc giả hãy cùng lắng nghe chương trình podcast “EP17|1095個日子長什麼樣?文史工作室創辦人來聊聊Ft.官安妮” (1095 ngày dài bằng nhường nào? Cùng trò chuyện với người sáng lập Workshop 1095 - cô Quan An Ni)

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading