Tết Đoan Ngọ (5.5 Âm lịch) là một trong 4 lễ hội truyền thống quan trọng nhất của Hoa, có lịch sử kéo dài hơn 2 thiên niên kỷ. Đây cũng là lễ hội đầu tiên của người Hoa được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể của thế giới năm 2009.
Ngoài Đài Loan, Hồng Kông, Macau và Trung Quốc, các quốc gia phương Đông khác như Singapore, Malaysia, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Việt Nam cũng ăn mừng Tết Đoan ngọ vào ngày 5.5 Âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa, nên mỗi quốc gia có phong tục đón Tết Đoan Ngọ riêng biệt.
Người dân treo ngải cứu, xương bồ trước cửa để xua đuổi côn trùng, tà khí. (Ảnh: Lấy từ Facebook “草器”)
Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ gắn liền với truyền thuyết nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên nhảy sông tự tử. Tuy nhiên, thực ra, trước Khuất Nguyên, người Hoa đã có ghi chép về ngày lễ này. Thời xa xưa, người dân cho rằng tháng 5 âm lịch là thời điểm nóng nhất trong mùa hè, các loài côn trùng phát triển mạnh mẽ, không chỉ mang đến bệnh truyền nhiễm, mà còn phá hoại mùa màng của người dân. Vì vậy, ngày 5.5 âm lịch được gọi là "tháng xấu, ngày xấu", người dân nghĩ ra nhiều phong tục truyền thống, kiêng kỵ trong thời gian này.
Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản còn được gọi là ngày lễ của các bé trai. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Du lịch Kumamoto”)
Đài Loan hiện vẫn còn lưu giữ và bảo tồn nhiều phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ. Vào ngày này, trước cửa mỗi nhà tại Đài Loan đều treo những vật kỵ tà như một bó cỏ xương bồ và cây ngải cứu, các địa phương tổ chức đua thuyền rồng. Bánh zongzi, kiểu bánh bá trạng của người Hoa hay bánh ú của Việt Nam được xem là loại thức ăn không thể thiếu.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn được gọi là Tết diệt sâu bọ. (Ảnh: Lấy từ trang vietnamplus)
Vào ngày 5 tháng 5 hằng năm là thời gian dương khí vượng nhất, có hiệu quả trong việc xua đuổi tà ma. Vì vậy, vào lúc 12 giờ trưa, người dân Đài Loan sẽ đem trứng dựng đứng ở trên mặt đất hoặc trên bàn, hy vọng có thể đón một năm thật may mắn.
Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản còn được gọi là Ngày lễ của các bé trai. Trong ngày này, người Nhật thường treo cờ cá chép (Koinobori) tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn”. Ngoài ra, giống như người Hoa, người Nhật sẽ treo cây xương bồ trong nhà để trừ tà.
Đua thuyền rồng trở thành một môn thể thao ở các nước Âu-Mỹ. (Ảnh: Lấy từ Facebook “東石港先天宮王船祭”)
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọ là Lễ hội Dano, là một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất ở Hàn Quốc. Theo quan niệm của người Hàn Quốc cổ, đây là ngày để thực hiện các nghi lễ thờ cúng các vị thần linh trên trời, vì vậy, người dân nơi đây sẽ đặc biệt ủ rượu, tổ chức lễ cúng thần... lễ hội diễn ra trong vòng 1 tháng với nhiều phong tục khác biệt so với Tết Đoan Ngọ của người Hoa.
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ làm túi thơm chứa thành phần thảo mộc và đeo trên người. (Ảnh: Trạm Phục vụ thuộc Sở Di dân Kim Môn )
Ở Việt Nam Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, vì người xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là thời điểm nóng nhất trong mùa hè, côn trùng sinh sôi nảy nở, dễ mang đến dịch bệnh, còn có loại phá hoạt mùa màng. Trong ngày này, mọi người ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.
Tết Đoan Ngọ ở Thái Lan có một cái tên rất thú vị, được gọi là “Lễ hội Ba Zhang”, cách phát âm rất giống với từ "rouzong" trong tiếng Đài, do chịu ảnh hưởng từ người Hoa gốc Triều Châu. Ở Thái Lan, loại bánh zongzi được làm bằng bạch quả, hạt dẻ và xúc xích, hương vị vô cùng đặc biệt.
Bánh ú là ẩm thực mang tính biểu tượng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa. (Ảnh: Lấy từ Facebook “TUANTDT'S CHINESE BLOG”)
Ở Singapore và Malaysia, do tỉ lệ dân số người Hoa chiếm hơn một phần tư, nên các phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng tương tự như ở Đài Loan. Người dân nơi đây gói bánh ú, đua thuyền rồng để ăn mừng ngày lễ.
Mặc dù các quốc gia Âu Mỹ không có truyền thống đón Tết Đoan Ngọ, nhưng do ảnh hưởng từ cộng đồng người Hoa, cuộc thi đua thuyền rồng trở thành một môn thể thao nổi tiếng tại các quốc gia này. Đặc biệt ở Đức, cuộc thi đua thuyền rồng đã trở thành một sự kiện thể thao nổi tiếng được người châu Âu biết đến rộng rãi trong trong mấy chục năm qua, đồng thời được tổ chức nồng nhiệt vào Tết Đoan Ngọ hàng năm.