Tại Đài Loan, có rất nhiều người tình nguyện đứng ra giúp đỡ những di dân mới hoặc những người bạn lao động di trú, họ đã và đang âm thầm làm rất nhiều việc thiện trong suốt những năm qua mà rất ít người biết đến những cống hiến của họ. Mục sư Trần Thục Trinh chính là một trong số những nhà hảo tâm đó. Theo báo《四方報》(Báo Bốn Phương) đưa tin, Mục sư Trần Thục Trinh phục vụ trong Nhà thờ Mãn Châu của Giáo hội Cơ đốc giáo Đài Loan. Bà có nhiều kinh nghiệm cũng như những điều đáng nhớ đối với những công việc liên quan đến di dân mới.
Mục sư Trần Thục Trinh sinh ra trong một gia đình theo đạo Cơ đốc giáo và đặc biệt chú ý đến những người thuộc các nền văn hóa khác nhau và người nước ngoài ngay từ khi còn nhỏ. Nói về thời điểm mới bắt đầu hành trình trợ giúp di dân mới, cô nói: "Khi số lượng di dân mới và lao động di trú của Đài Loan ngày càng gia tăng, tôi nhận thấy xung quanh tôi có thêm những người bạn ngoại quốc này, nhưng chưa có cơ hội đặc biệt để giúp đỡ họ, chỉ có một vài lời chào hỏi hoặc quan tâm mà thôi. Cho đến năm 2013, tôi được chuyển đến Mãn Châu. Vào thời điểm đó, Mục sư Sa Chia-ling, một nhà truyền giáo người Phần Lan tham gia phục vụ nhóm giáo dân Philippines của Bệnh viện Cơ đốc giáo Hằng Xuân đã mời tôi tiếp quản công việc của cô ấy. Bởi vì cô ấy sắp rời khỏi Đài Loan”. Chính nhờ cơ duyên này mà cô Trần Thục Trinh bắt đầu tiếp xúc với một số lượng lớn di dân mới. Do vấn đề về ngôn ngữ và công việc, những di dân mới khó có thể tham gia vào các hoạt động cầu nguyện thông thường của nhà thờ. Sau đó nhờ bắt đầu có di dân mới tới tham gia buổi cầu nguyện của Nhà thờ Mãn Châu, nên nhà thờ mới có các lớp đọc kinh bằng tiếng Anh.
Xem thêm: Thành phố Đài Nam tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho lao động di trú
Mục sư Trần Thục Trinh nhận thấy rằng những di dân mới ở Philippines gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ, và một số người gặp khó khăn về tài chính, tranh chấp gia đình và hôn nhân, nên họ rất cần sự trợ giúp của những chuyên gia. Trong vấn đề học ngôn ngữ, Mục sư Trần Thục Trinh nhận xét rằng so với các nhóm di dân mới tới từ Đông Nam Á khác, di dân mới Philippines có vẻ học chậm hơn và hiệu quả không tốt. Do Hằng Xuân nằm giáp với cực nam của Đài Loan, hầu như người dân ở đây đều nói tiếng Đài để giao tiếp nên di dân mới Philippines nói tiếng Đài Loan tốt hơn tiếng phổ thông. Nhưng do không được học bài bản nên tiếng Đài của họ cũng chưa chuẩn lắm. Chính phủ có tổ chức các khóa tiếng Trung, nhưng họ học cũng không được tốt. Trong khi không phải ai trong số họ cũng thành thạo tiếng Anh. Có người tiếng Anh rất giỏi, có người chỉ nói được tiếng Philippines. Vì vậy, trước hết sẽ có một người nắm chắc ý nghĩa từ tiếng Trung rồi sau đó mới nói lại bằng tiếng Philippines. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp. Nó khiến không ít người dân bản địa càng coi thường họ hơn”.
Đối với những khó khăn về gia đình hoặc tài chính, Mục sư Trần Thục Trinh cũng giúp đỡ hết sức có thể, ví dụ như, bà sẽ hỗ trợ đọc và giải thích các tài liệu, nhắc nhở họ đề phòng, để không vô tình vi phạm pháp luật. Sau đó, tôi sẽ giúp tìm kiếm các nguồn hỗ trợ chuyên nghiệp hoặc chính phủ để giúp những di dân mới và bảo vệ quyền lợi của họ. Cuối cùng, Mục sư Trần Thục Trinh cũng sẽ đồng hành với từng cá nhân, lắng nghe những khó khăn, khuyến khích họ đối mặt với những thử thách...
Mục sư Trần Thục Trinh phục vụ trong Nhà thờ Mãn Châu của Giáo hội Cơ đốc giáo Đài Loan. Bà có nhiều kinh nghiệm cũng như những điều đáng nhớ đối với những công việc liên quan đến di dân mới. (Nguồn ảnh: Báo Bốn Phương)
Cô từng phải gặp phải một sự việc mà trước giờ cô chưa từng trải qua. "Một ngày nọ, tôi nhận được điện thoại từ các chị em di dân mới thông báo chuẩn bị đi thăm một bà mẹ và một em bé sơ sinh. Một đôi nam nữ lao động di trú người Philippines yêu nhau và có con nhưng không thể kết hôn được vì cả hai đều đang vẫn còn quan hệ hôn nhân với người khác ở tại quê nhà, được sự giúp đỡ của các đồng hương, người phụ nữ đã sinh ra một bé trai, nhưng sau đó lại để lại đứa bé lại và bỏ trốn, vì vậy mà vấn đề hộ khẩu, khai sinh của đứa trẻ không thể giải quyết được, cũng không thể cho người khác nhận làm con nuôi. Sau đó, đứa bé đã được Cục Xã hội thu nhận. Nhưng các chị em di dân mới lại rất lo lắng và muốn biết liệu đứa trẻ có khỏe mạnh không, liệu có bị rơi vào tay những người buôn bán trẻ em hay không? Sau khi gọi điện cho các đơn vị chính phủ, cô được biết đứa trẻ vẫn an toàn và khỏe mạnh, không lâu sau đứa bé cũng được một cặp vợ chồng người nước ngoài nhận nuôi. Hai năm trước, cậu bé cùng bố mẹ nuôi đã đến Đài Loan để thăm nơi cậu bé sinh ra. Mọi người đều vô cùng vui mừng khi biết đứa trẻ lớn lên một cách an toàn và khỏe mạnh.
Hiện tại nội dung công việc chủ yếu để hỗ trợ những di dân mới Philippines là các lớp đọc kinh bằng tiếng Anh, các buổi lễ tri ân cuối năm, cộng với các cuộc thăm hỏi quan tâm hàng ngày, hỗ trợ các nhu cầu đặc biệt (tư vấn cá nhân, tư vấn pháp luật, chia sẻ nguồn thông tin hữu ích, v.v.). Ngoài các hoạt động nêu trên, hiện nhà thờ có các lớp giữ trẻ ngoài giờ học dành cho các em học sinh tiểu học.