:::

Lý Như Bảo – con em tân di dân đến từ Việt Nam chia sẻ hành trình quảng bá văn hóa quê hương qua Podcast “Culture Chat Room”

Em Lý Như Bảo – con em tân di dân đến từ Việt Nam. (Ảnh: Sở Di dân)
Em Lý Như Bảo – con em tân di dân đến từ Việt Nam. (Ảnh: Sở Di dân)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu hợp tác cùng Sở Di dân thuộc Bộ Nội chính xây dựng kênh Podcast mang tên “Culture Chat Room” (文化談新事), để giới thiệu tới thính giả cả nước những câu chuyện ấn tượng của tân di dân tại Đài Loan. Trong chuyên mục hôm nay, chương trình có dịp mời đến em Lý Như Bảo (李如寶), tân di dân thế hệ thứ 2 đến từ Việt Nam, đồng thời là người sáng lập studio “Foodeast Phó ức văn hóa” (Foodeast 赴憶文化).

Thời báo Tân di dân toàn cầu cũng đã biên tập câu chuyện trong chuyên mục ngày hôm nay sang 5 thứ tiếng bao gồm tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Indonesia, để nhiều độc giả biết đến hơn về câu chuyện của nhân vật.

Em Bảo hy vọng sẽ ngày càng có nhiều tân di dân thế hệ thứ 2 hiểu hơn về văn hóa quê hương của cha/mẹ. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Foodeast 赴憶文化”)

Em Bảo sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, có bố là thương nhân Đài Loan và mẹ là người Việt. Cho đến khi tốt nghiệp cấp 3, em mới trở lại quê nội để theo học đại học. Thời gian dài sinh sống, tiếp xúc với 2 nền văn hóa khác nhau khiến em khó tránh khỏi cảm giác hoài nghi thân phận của mình, nội tâm cũng vì thế mà thường xuyên xảy ra những đấu tranh và xung đột mạnh mẽ.

Xem thêm: “Culture Chat Room”: Tân di dân thế hệ thứ hai đến từ Việt Nam Triệu Thi Hàm sống hết mình vì đam mê

Em Bảo hy vọng sẽ ngày càng có nhiều tân di dân thế hệ thứ 2 hiểu hơn về văn hóa quê hương của cha/mẹ. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Foodeast 赴憶文化”)

Khi lên năm 4 đại học, em Bảo có cơ hội được học một môn học liên quan đến khởi nghiệp, đây là điểm khởi đầu dẫn lối đưa em đến với con đường khởi nghiệp sau này. Vì luôn dành sự quan tâm đặc biệt với các vấn đề như lao động di trú, tân di dân, tân di dân thế hệ thứ 2, nên em hy vọng có thể thông qua những đóng góp nhỏ bé của bản thân trong quá trình khởi nghiệp để cải thiện hiện trạng, vấn đề còn tồn tại trong cộng đồng di cư tại Đài Loan hiện nay. 

Xuất phát từ yêu cầu của môn học, em Bảo có cơ hội được phỏng vấn, tiếp xúc với nhiều tân di dân và con em của họ. Em nhận ra một điều rằng hiện nay nhiều người có thân phận đặc biệt như em ít có cơ hội được tìm hiểu văn hóa quê hương cha/mẹ. Thậm chí, có một bà mẹ tân di dân còn thổ lộ rằng, việc con cái không hiểu về văn hóa quê mẹ như mũi dao đâm vào trái tim bà. Những điều được mắt thấy tai nghe trong lần phỏng vấn này đã khơi gợi trong em mong muốn giúp đỡ nhiều tân di dân thế hệ thứ 2 được tìm về cội nguộn, hay chí ít là hiểu hơn văn hóa của đất nước nơi cha/mẹ mình sinh ra.

Thời kỳ đầu khởi nghiệp không hề dễ dàng đối với em Bảo. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2021, team của em bị ảnh hưởng mạnh mẽ, phải hủy bỏ 3 sự kiện trong vòng một tháng, mọi việc đều đổ sông đổ biển. Tuy nhiên, với "sứ mệnh cao cả" và "ý chí không cam chịu", em Bảo vẫn luôn kiên định với lý tưởng của mình. Thông qua việc tham gia các cuộc thi, dự án, em sử dụng nguồn tiền thưởng để tuyển dụng thành viên mới và duy trì hoạt động của team.

Xem thêm: Tân di dân, người nước ngoài làm thế nào để nhận trợ cấp 6000 Đài tệ của chính phủ?

Các sản phẩm sách ảnh và board game được sáng tạo bởi team của em Bảo. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Foodeast 赴憶文化”)

Để mở rộng hoạt động của như tầm ảnh hưởng, studio “Foodeast Phó ức văn hóa” do em Bảo sáng lập còn tích cực đẩy mạnh sáng tạo các sản phẩm sách ảnh và board game, hy vọng có thể đem đến gần hơn với các vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Thông qua các sản phẩm của mình, em hy vọng không chỉ tạo điều kiện để con em tân di dân mà còn cả những người khác có cái nhìn rõ nét hơn về văn hóa Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Cuối cùng, em Bảo bày tỏ, bất luận là ai đều có thể cống hiến một phần sức lực của mình để xây dựng mảnh đất Đài Loan trở nên đa dạng, muôn màu muôn vẻ, qua đó có thể truyền lại cho thế hế mai sau những giá trị văn hóa vô giá.  

Hoan nghênh đón nghe Podcast “Culture Chat Room” của Sở Di dân tại:

KK Box  SoundOn  Spotify  Apple Podcasts  Pocket Casts

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading