:::

Tân di dân Lý Dao xây dựng cầu nối gắn kết cộng đồng tân di dân với xã hội Đài Loan

Chị Lý Dao là tân di dân đến từ tỉnh Cam Túc, đã sinh sống tại Đài Loan hơn 20 năm. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chị Lý Dao là tân di dân đến từ tỉnh Cam Túc, đã sinh sống tại Đài Loan hơn 20 năm. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Chị Lý Dao là tân di dân đến từ tỉnh Cam Túc (Trung Quốc đại lục), hiện đã sinh sống tại Đài Loan được hơn 20 năm. Từ một tình nguyện viên, vừa học tập, vừa phục vụ cộng đồng, giúp đỡ không ít chị em tân di dân vượt qua khó khăn, đến Chủ tịch Hiệp hội Tân di dân Quốc tế tại Gang-shan, Cao Hùng, chị Dao dần trở thành cầu nối gắn kết tân di dân với xã hội Đài Loan.

Xem thêm: Tân di dân Việt Nam Mạc Sầu, “nữ hoàng” trong làng livestream chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công

Chị Lý Dao chụp ảnh cùng người thân và các con. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

20 năm trước, do các chính sách hỗ trợ tân di dân còn chưa thực sự phổ biến như hiện nay, vì vậy, cô dâu nước ngoài gặp không ít trở ngại khi học tập, tìm việc tại Đài Loan. Do đó, những năm đầu khi mới đến Đài Loan, chị Dao chỉ có thể quanh quẩn ở nhà chăm sóc bố mẹ chồng. 

Trước đây, ông bà cũng từ Phúc Kiến đến Đài Loan, nên vô cùng thấu hiểu những khó khăn khi bắt đầu cuộc sống mới nơi xứ người. Vì vậy, bố mẹ chồng rất thương yêu, xem chị Dao như chính con gái ruột của mình. Cho đến khi mẹ chồng qua đời vì ung thư, chị Dao mới cảm thấy giường như mất đi mục tiêu trong cuộc sống.

Sau khi biết tin đại học cộng đồng ở Gang-shan, Cao Hùng mở khóa học giúp tân di dân thích nghi cuộc sống, chị Dao đã không ngần ngại đăng ký tham gia, trở thành tình nguyện viên tại đây, quyết định này không chỉ mang đến cho chị cơ hội học tập, mà còn có thể phục vụ cộng đồng.

Xem thêm: 19 tuổi vì yêu đến Đài Loan, tân di dân Võ Phương Thảo khởi nghiệp thành công từ ngã rẽ làm thạch rau câu 3D tinh xảo

Hiệp hội tổ chức khóa học ẩm thực, quảng bá văn hóa quê hương tân di dân. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Chị Dao chia sẻ, vào thời điểm đó, Hiệp hội Phát triển Vành khuyên tại Gang-shan được chính quyền thành phố Cao Hùng ủy quyền cho tổ chức nhiều khóa học đa dạng như vẽ tranh, tin học văn phòng... Khi gia nhập hiệp hội, chị Dao mang theo các vấn đề nóng hổi liên quan đến tân di dân, nên rất được hiệp hội tán đồng. Kể từ đó, hiệp hội bắt đầu tổ chức nhiều khóa học, hoạt động dành cho cộng đồng tân di dân.

Xem thêm: Tân di dân Indonesia Hồng Tinh Tinh: Cái nhìn phiến diện của xã hội Đài Loan về tân di dân là động lực để thành lập hiệp hội vì cộng đồng

Chị Lý Dao chụp ảnh cùng các chị em tân di dân khác. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Sau khi thành lập Hiệp hội Tân di dân Quốc tế Cao Hùng, thông qua mỗi buổi gặp mặt hàng tuần, các chị em tân di dân có cơ hội chia sẻ câu chuyện của bản thân, thảo luận vấn đề, để đưa ra phương hướng giải quyết, hy vọng qua đó có thể giúp họ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới.

Ngoài ra, hiệp hội cũng thường xuyên hợp tác với Văn phòng hộ chính địa phương lên kế hoạch mở các khóa học hỗ trợ tân di dân như đào tạo nghề, tuyên truyền các thủ tục quy định liên quan đến người nước ngoài... Ngoài ra, hiệp hội còn mời các chị em tân di dân làm diễn giả, giới thiệu văn hóa ẩm thực quê hương, giúp mọi người hiểu thêm về văn hóa các nước.

Xem thêm: Thông dịch viên tư pháp chuyên nghiệp Hồ Oanh Nguyệt: Góp sức giúp tân di dân được hưởng đãi ngộ bình đẳng trước pháp luật

Tân di dân và con em tham gia tìm hiểu rối bóng, một loại hình nghệ thuật truyền thống của Đài Loan. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Chị Dao cho biết, hiện tại hiệp hội ngoài hợp tác với đại học cộng đồng, đều đặn khai giảng các khóa học đa dạng, còn quan tâm đến văn hóa truyền thống, vì vậy, đã tiến hành hợp tác với Trung tâm rối bóng duy nhất tại Đài Loan để quảng bá loại hình nghệ thuật này, giúp tân di dân hiểu hơn về văn hóa nơi mình đang sinh sống, đồng thời giữ gìn và phát huy những văn hóa truyền thống tốt đẹp hiện diện trên quốc đảo.

Tin hot

回到頁首icon
Loading