Theo thông tin từ đường dây tư vấn và khiếu nại lao động 1955, nghỉ thai sản và nghỉ ốm không giống nhau, trong thời gian lao động di trú làm việc tại Đài Loan, chủ thuê không được gộp hai chế độ nghỉ này làm một. 1955 cho biết, vẫn có chủ lao động coi nghỉ thai sản là nghỉ ốm, dẫn đến người lao động nước ngoài chỉ được hưởng một nửa lương và có thể bị trừ lương vì không đảm bảo chuyên cần. Tuy nhiên, theo “Luật bình đẳng giới trong lao động”, phụ nữ mang thai có quyền đăng ký nghỉ thai sản.
Xem thêm: Visa thăm thân quá hạn, vợ chồng cụ ông 90 tuổi Việt Nam chủ động ra trình diện để về nước
Không chỉ công dân Đài Loan mà tân di dân và lao động di trú đều phải được bảo vệ bởi “Luật bình đẳng giới trong lao động”, luật cũng quy định về quyền lợi của phụ nữ mang thai, cho phép sản phụ có quyền nhận được quyền lợi tương ứng trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh con. Do đó, chủ thuê không thể từ chối yêu cầu nghỉ thai sản của lao động nước ngoài, đồng thời không được lấy lý do này gây khó dễ trong việc ghi chuyên cần và tính tiền thưởng của họ.
Kiểm tra thai sản không được coi là nghỉ ốm, lao động di trú cũng được hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Đường dây nóng 1955 nhấn mạnh, phạm vi quyền lợi của lao động di trú tại Đài Loan là vô cùng lớn, người lao động và chủ thuê đều nên nắm rõ điều này, đặc biệt không được sử dụng các biện pháp không đúng đắn đối với người lao động di trú đang mang thai, bao gồm không yêu cầu ký kết thỏa thuận cấm mang thai, cũng như không thể buộc lao động rời khỏi Đài Loan do mang thai... Ngoài ra, chế độ nghỉ trước và sau khi sinh của lao động nước ngoài cũng phải được quy định giống như người dân Đài Loan.
Xem thêm: Tân di dân bị phạt 200.000 tệ vì làm thủ tục nhập tịch trái phép cho đồng hương