Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, để đề phòng khả năng có thể bỏ sót qua bất kỳ tin tức quan trọng nào, người dân thường chia sẻ lại những tin tức từ nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau để đảm bảo rằng người thân và bạn bè xung quanh đều có thể nhận được những tin tức mới nhất ngay khi vừa mới công bố. Tuy nhiên, trong tất cả các thông tin đó, đôi khi cũng có những tin tức sai sự thật trà trộn để gây hoang mang cho người xem.
Một di dân mới gốc Việt Nam ở thành phố Đài Bắc đã lan truyền tin tức sai sự thật về dịch bệnh trên sóng livestream. Cảnh sát đã tiến hành truy lùng và tìm được di dân mới này và đã tiến hành xử lý theo pháp luật, đoạn clip livestream cũng bị xóa bỏ. Phía cảnh sát kêu gọi người dân nếu nhận được bất kỳ thông tin gì thì trước tiên phải kiểm tra độ thật giả của tin tức, chứ không nên vội vã phát tán hoặc tiếp tay cho việc tuyên truyền tin tức sai sự thật, để tránh gây hoang mang không cần thiết cho người dân.
Xem thêm: Đài Nam cho ra mắt các video học trực tuyến ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ của di dân mới
Theo Điều 14 của “Quy định đặc biệt về phòng chống dịch bệnh COVID-19 và chấn hưng tháo gỡ khó khăn”, việc tung tin đồn thất thiệt hoặc thông tin sai lệch về dịch bệnh COVID-19 sẽ bị phạt tù có thời hạn không quá ba năm trở xuống, tạm giữ hình sự hoặc kết hợp giam giữ và xử phạt hành chính từ 3 triệu Đài tệ trở xuống. (Nguồn ảnh: Sở Kiểm soát dịch bệnh)
Theo Điều 14 của “Quy định đặc biệt về phòng chống dịch bệnh COVID-19 và chấn hưng tháo gỡ khó khăn”, việc tung tin đồn thất thiệt hoặc thông tin sai lệch về dịch bệnh COVID-19 sẽ bị phạt tù có thời hạn không quá ba năm trở xuống, tạm giữ hình sự hoặc kết hợp giam giữ và xử phạt hành chính từ 3 triệu Đài tệ trở xuống. Khi nhận được bất kỳ một thông tin nào, người dân nên kiểm tra lại nguồn gốc thông tin và nội dung có đúng sự thật hay không, chính phủ cũng có các cơ quan giúp điều tra làm rõ, bao gồm 衛福部 (Bộ Y tế và phúc lợi), 疾管署 (Sở Kiểm soát dịch bệnh), 內政部警政署刑事警察局 (Cục Cảnh sát hình sự thuộc Sở Cảnh sát – Bộ Nội chính), 法務部調查局 (Cục Điều tra thuộc Bộ Tư pháp). Ngoài ra cũng có thể xác minh thông tin qua các nền tảng cung cấp tin tức như TFC台灣事實查核中心 (Trung tâm Điều tra xác minh sự thật Đài Loan), Line訊息查證 (Line xác minh thông tin), 蘭姆酒吐司 (Trang web Rumor & Truth), MyGoPen。