Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát cho đến nay, vấn đề “liệu lao động di trú có phải là lỗ hổng trong phòng dịch hay không” đã trở thành tâm điểm thảo luận của xã hội. Năm ngoái, việc một số lao động di trú mất liên lạc bị lây nhiễm COVID-19 đã khiến cho người dân hoang mang, việc bùng phát lây nhiễm cụm tại ký túc xá của lao động di trú trong thời gian kiểm dịch đã phơi bày thực trạng điều kiện môi trường sống của ký túc xá lao động di trú, việc tỉ lệ lao động di trú Indonesia nhiễm COVID-19 nhập cảnh vào Đài Loan cao dẫn đến tranh cãi về việc phân bổ nguồn lực bảo hiểm y tế, và còn rất nhiều những vấn đề khác đã khiến người Đài Loan một lần nữa phải công nhận ra rằng lao động di trú là một mắt xích quan trọng không thể bỏ qua trong mạng lưới phòng chống dịch COVID-19.
Xem thêm: Cảnh sát khu Vạn Hoa - những chiến binh tuyến đầu phòng dịch
Gần đây, Đài Loan đã liên tiếp xảy ra các vụ lây nhiễm theo cụm tại các ký túc xá dành cho lao động di trú, và lao động di trú lại một lần nữa trở thành tâm điểm của dịch bệnh. Các doanh nghiệp công nghệ điện tử và người dân cũng kêu gọi chính phủ can thiệp vào việc thực hiện quản lý phân tách lượng người trong các ký túc xá của lao động di trú. Trên thực tế, nỗi lo tiềm ẩn về lây nhiễm tập thể gây ra bởi việc quản lý ký túc xá lao động di trú không chỉ xảy ra ở Đài Loan, mà Singapore, Thái Lan, Malaysia cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự. Trong số đó, Singapore, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự cố lao động di trú lây nhiễm theo cụm, cũng đã có nhiều giải pháp ứng phó với vấn đề này, và Đài Loan cũng có thể coi những giải pháp đó như một bài học kinh nghiệm hoặc có thể từ đó mà nâng cao cảnh giác.
Sau khi bùng phát dịch bệnh, Singapore bắt đầu mở rộng xây dựng thêm các khu ký túc xá cho lao động di trú để giảm bớt tình trạng quá tải dẫn đến chen chúc trong một không gian chập hẹp. (Nguồn ảnh:《路透社》)
Sau khi bùng phát lây nhiễm tập thể tại các khu ký túc xá dành cho lao động di trú ở Singapore, chính quyền đã dùng các biện pháp mạnh để phong tỏa các khu ký túc xá của lao động di trú để ngăn không cho họ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đồng thời yêu cầu người ở trong tòa nhà này không được tiếp xúc với người ở tòa nhà khác; người không ở chung một phòng, chung một tầng lầu thì không được tiếp xúc, giao tiếp với nhau, đồng thời bắt đầu triển khai lấy mẫu làm xét nghiệm trên quy mô lớn. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Anh như "The Guardian", "BBC" cũng đã tiết lộ rằng nhiều lao động di trú sau khi xác nhận lây nhiễm thì vẫn được yêu cầu trở lại những căn phòng nhỏ và chật hẹp để cách ly nên rất khó giữ khoảng cách với những người bạn cùng phòng. Chính vì thế không có gì lạ khi cuối cùng gần một nửa số lao động di trú đều bị lây nhiễm.
Singapore yêu cầu người ở trong tòa nhà này không được tiếp xúc với người ở tòa nhà khác; người không ở chung một phòng, chung một tầng lầu thì không được tiếp xúc, giao tiếp với nhau, đồng thời bắt đầu triển khai lấy mẫu làm xét nghiệm trên quy mô lớn. (Nguồn ảnh:《BBC》)
Theo tờ “Straits Times” đưa tin, những nơi làm việc của lao động di trú ở Singapore, như nhà máy và công trường, đang dần dần bắt đầu triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bao gồm cả việc hướng dẫn lao động di trú sử dụng ứng dụng di trên điện thoại động để mỗi ngày khi đi làm sẽ tiến hành đăng ký, đo thân nhiệt, và duy trì khoảng cách một mét với đồng nghiệp. Ngoài ra còn có các công ty xây dựng dán băng dính các màu khác nhau lên trên mũ bảo hộ của lao động di trú làm việc tại công trường để phân biệt các nhóm thợ khác nhau và nghiêm cấm sự tương tác giữa các thành viên của các nhóm thợ khác nhau, để thực hiện kiểm soát phân luồng và giãn cách xã hội.
Xem thêm: Du học sinh Việt Nam chia sẻ bí quyết ở nhà vừa cày phim vừa tự học tiếng Hoa trong mùa dịch
Sau khi bùng phát dịch bệnh, Singapore bắt đầu mở rộng xây dựng thêm các khu ký túc xá cho lao động di trú để giảm bớt tình trạng quá tải dẫn đến chen chúc trong một không gian chập hẹp. Hiện tại, dung lượng số người cư trú trong các ký túc xá chuyên dành cho lao động di trú (PBDs) nhiều nhất là 60%, đã giảm đi rất nhiều so với tỉ lệ 88% ở thời điểm dịch bệnh bùng phát. Do một bộ phận lao động di trú đã chuyển đến ở tại các khu ký túc xá mới hoàn thành như QBDs và CTQs, và còn một nguyên nhân khác là do một số lao động di trú đã về nước.