:::

Di dân mới Nguyễn Thị Hà tái hiện khung cảnh làng quê Bắc bộ Việt Nam và ký ức tuổi thơ tươi đẹp qua tác phẩm truyện tranh “Quê hương”

Tác phẩm “Quê hương” của di dân mới Nguyễn Thị Hà lấy chủ đề về quê hương, tuổi thơ, với những kỷ niệm tươi đẹp và thân thương gắn bó với gia đình, làng quê, ruộng lúa. (Nguồn ảnh: Bảo tàng Đời sống Mỹ thuật Quốc gia thành phố Tân Bắc)
Tác phẩm “Quê hương” của di dân mới Nguyễn Thị Hà lấy chủ đề về quê hương, tuổi thơ, với những kỷ niệm tươi đẹp và thân thương gắn bó với gia đình, làng quê, ruộng lúa. (Nguồn ảnh: Bảo tàng Đời sống Mỹ thuật Quốc gia thành phố Tân Bắc)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Kể từ năm 2019, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Đài Loan, Bảo tàng Đời sống Mỹ thuật Quốc gia thành phố Tân Bắc đã liên tiếp tổ chức các khóa sáng tác truyện tranh dành cho di dân mới và lao động di trú đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan. Các học viên sẽ dùng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và năng khiếu hội họa để kể cho độc giả những câu chuyện của chính bản thân họ. Các tác phẩm truyện tranh không chỉ mang giá trị về văn học nghệ thuật, hội họa, giáo dục, mà thông qua đó còn thể hiện sức sáng tạo phong phú của các học viên là di dân mới và lao động di trú. Ngay năm đầu tiên tổ chức, khóa học đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm truyện tranh xuất sắc của những di dân mới đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong số đó đáng chú ý là tác phẩm “Quê hương” của di dân mới Nguyễn Thị Hà – một người con của quê hương Quan họ Bắc Ninh. Tác phẩm lấy chủ đề quê hương, tuổi thơ, với những kỷ niệm tươi đẹp và thân thương gắn bó với gia đình, làng quê, ruộng lúa. Tác phẩm cũng giúp cho những người bạn quốc tế hiểu hơn về đôi nét văn hóa nông thôn Bắc bộ của Việt Nam.

Xem thêm: Sở Quản lý giáo dục phổ thông và mầm non Đài Loan triển khai "Tài khoản tiết kiệm giáo dục học đường" giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chị Nguyễn Thị Hà cũng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm quảng bá văn hóa quê hương Quan họ Bắc Ninh tới người dân Đài Loan. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)Chị Nguyễn Thị Hà cũng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm quảng bá văn hóa quê hương Quan họ Bắc Ninh tới người dân Đài Loan. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

Chị Nguyễn Thị Hà kết hôn qua Đài Loan cũng gần được 20 năm và hiện đang sinh sống tại Đào Viên – Đài Loan. Chia sẻ với biên tập của Thời báo Di dân mới toàn cầu, chị Hà cho biết, lúc đầu chị qua Đài Loan làm công việc khán hộ công (chăm sóc và giúp việc trong hộ gia đình). Được sự quan tâm của công ty môi giới cũng như sự thương yêu và đối xử tử tế từ gia đình nhà chủ, chị Hà đã rất nhanh chóng làm quen với công việc và thích nghi với môi trường sống của Đài Loan. Chị còn thường xuyên tranh thủ thời gian tự học thêm tiếng Hoa để nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Cũng chính trong khoảng thời gian này chị đã gặp và làm quen với người chồng Đài Loan hiện tại của mình. Sau khi kết thúc 3 năm hợp đồng làm khán hộ công, chị Hà trở về Việt Nam và không lâu sau, anh chị đã tổ chức đám cưới. Sau đó chị Hà chính thức qua định cư tại Đài Loan.

Không giống như đại đa số các chị em di dân mới khác, do trước khi kết hôn qua Đài Loan, chị Hà đã từng có khoảng thời gian 3 năm sinh sống và làm việc trên hòn đảo ngọc này, nên khi chuyển sang cuộc sống của một nàng dâu Đài Loan, chị gần như không gặp phải bất kỳ vấn đề khó khăn nào. Lúc đầu, chị Hà có làm việc cho một công xưởng sản xuất linh kiện điện tử, đến khi mang thai và sinh con đầu lòng, chị đã nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con cái. Do công việc của chồng chị cố định từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, hai đứa con của chị thì vẫn còn nhỏ rất cần người chăm sóc và dạy dỗ, chính vì thế chị Hà đã quyết định lui về hậu phương, toàn tâm toàn ý trở thành một bà nội trợ hết mực chăm lo cho gia đình, để chồng chị yên tâm công tác, các con nhỏ cũng được chăm sóc chu đáo hơn. Mặc dù đôi lúc cuộc sống của một bà nội trợ cũng khiến chị cảm thấy có đôi chút bí bách và buồn tẻ. Thế nên chị đã quyết định tham gia các khóa học bổ túc văn hóa dành riêng cho di dân mới do chính phủ Đài Loan tổ chức tại các trường tiểu học, vừa là để nâng cao khả năng tiếng Trung, vừa có cơ hội làm quen thêm với các chị em di dân mới khác. Ngoài ra, chị cũng tích cực tham gia các khóa đào tạo do chính phủ Đài Loan mở dành riêng cho di dân mới, ví dụ như khóa học đào tạo giáo viên giảng dạy ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới. Sau đó chị Hà cũng có tham gia giảng dạy tiếng Việt tại nhà sách SEAMi (桃園後站街區的望見書間). Cũng chính tại nhà sách này, chị Hà đã đọc được thông tin tuyển sinh của khóa học sáng tác truyện tranh dành cho di dân mới và lao động di trú đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan do Bảo tàng Đời sống Mỹ thuật Quốc gia thành phố Tân Bắc tổ chức. Do cũng muốn thử sức và trải nghiệm ở một lĩnh vực mới, hơn nữa thời gian của khóa học lại rơi đúng vào cuối tuần nên chị có thể yên tâm hơn và quyết định đăng ký tham gia khóa học.

Xem thêm: Nhóm bốn bé gái Deksorkrao của Thái Lan trở thành hiện tượng mạng sau những clip parody MV của nhóm nhạc nữ Blackpink của Hàn Quốc

Chị Hà đã quyết định lui về hậu phương, toàn tâm toàn ý trở thành một bà nội trợ hết mực chăm lo cho gia đình, để chồng chị yên tâm công tác, các con nhỏ cũng được chăm sóc chu đáo hơn. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)Chị Hà đã quyết định lui về hậu phương, toàn tâm toàn ý trở thành một bà nội trợ hết mực chăm lo cho gia đình, để chồng chị yên tâm công tác, các con nhỏ cũng được chăm sóc chu đáo hơn. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại khiến cho giới trẻ ngày nay rất dễ quên đi những giá trị truyền thống. Đối với con em của di dân mới đa phần đều sinh ra và lớn lên tại Đài Loan nên rất ít trong số các em biết về quê hương của mẹ mình, cũng không hề biết rằng mẹ mình đã trải qua tuổi thơ như thế nào, có gì khác lạ so với tuổi thơ của các em bây giờ hay không. Chính vì lý do này mà chị Hà muốn vẽ ra câu chuyện tuổi thơ của mình để giới thiệu với tất cả mọi người, đặc biệt là con em của di dân mới người Việt được biết đến cuộc sống của một làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, để sau này khi các con của chị lớn lên mỗi lần mở xem cuốn truyện tranh này sẽ biết được mẹ mình đã trải qua một tuổi thơ bình dị và tươi đẹp đến nhường nào.

Khi đến với khóa học này, chị Hà chỉ đơn giản là muốn được trải nghiệm một lĩnh vực mới mẻ, nhưng không ngờ càng về sau chị càng bị cuốn vào lúc nào không hay biết. Chỉ cần có thời gian rảnh là chị đều dành hết cho việc vẽ tranh, suốt một thời gian chị không hề đi ra ngoài mà chỉ chuyên tâm dành sáng tác truyện tranh khiến cho nhiều người bạn cứ thắc mắc không biết chị đi đâu làm gì mà bẵng đi một thời gian không thấy xuất hiện. Chị cũng chia sẻ với biên tập của rằng, việc vẽ truyện tranh dường như có một sức lôi cuốn kỳ lạ, có nhiều đêm chị vẽ tới 2, 3 giờ sáng mà không hề buồn ngủ cũng không cần phải uống trà hay cà phê để tỉnh táo. Mỗi bức tranh chị đều vẽ đi vẽ lại nhiều lần đến khi ưng ý thì thôi. Thậm chí có những bức chị đã vẽ tới 4, 5 bức bản thảo khác nhau rồi sau đó mang đến lớp cùng với giáo viên tiến hành thảo luận xem bức tranh nào tốt nhất. Đến khi hoàn thành cuốn truyện tranh, tuy không phải là tác phẩm nghệ thuật cao siêu, nhưng chị lại rất vui vì đã vượt qua giới hạn của bản thân để trải nghiệm một lĩnh vực mới mẻ. Qua đây chị cũng muốn nhắn gửi tới các chị em di dân mới khác rằng, cuộc sống của mình phải do mình làm chủ, hãy mạnh dạn bước ra khỏi vòng an toàn để trải nghiệm và thử thách bản thân, học hỏi những điều mới mẻ vừa khiến cho cuộc sống xa quê hương bớt buồn sầu vừa giúp tăng thêm kiến thức cho bản thân, có ích cho việc ổn định cuộc sống trong tương lai.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading