:::

Lao động di trú không được phép làm những công việc ngoài phạm vi hợp đồng lao động cho phép

Lao động di trú không được phép làm những công việc ngoài phạm vi hợp đồng lao động cho phép. (Nguồn ảnh: Cục Y tế huyện Chương Hóa)
Lao động di trú không được phép làm những công việc ngoài phạm vi hợp đồng lao động cho phép. (Nguồn ảnh: Cục Y tế huyện Chương Hóa)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】- Hầu hết lao động nhập cư nước ngoài tại Đài Loan làm việc trong các nhà máy hoặc làm công việc chăm sóc trong gia đình của chủ sử dụng, thì theo quy định hiện hành, các hạng mục công việc và phạm vi địa điểm làm việc sẽ do Bộ Lao động phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều lao động di trú vì muốn tăng thu nhập nên đã tận dụng thời gian sau khi tan ca để tìm công việc khác làm thêm hoặc kinh doanh mua bán trực tuyến. Bên cạnh đó cũng có nhiều chủ thuê yêu cầu lao động di trú làm những công việc không nằng trong phạm vị hợp đồng cho phép. Những hành vi này đã và đang bước vào lằn ranh đỏ của pháp luật, chủ sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền, và người lao động di trú có thể bị trục xuất về nước.

Xem thêm: Người lao động nếu bị cho “nghỉ việc không tự nguyện” thì có thể xin hưởng trợ cấp thất nghiệp

Chủ sử dụng không được phép yêu cầu lao động di trú làm những công việc ngoài phạm vi hợp đồng lao động cho phép. (Nguồn ảnh: Trung tâm liên hợp tuyển dụng trực tiếp) Chủ sử dụng không được phép yêu cầu lao động di trú làm những công việc ngoài phạm vi hợp đồng lao động cho phép. (Nguồn ảnh: Trung tâm liên hợp tuyển dụng trực tiếp)

Theo “Luật Dịch vụ Việc làm” của Đài Loan, về nguyên tắc, lao động di trú không được đi đến những địa điểm làm việc hoặc làm những công việc nằm ngoài hợp đồng lao động cho phép. Cục trưởng Cục Lao động thành phố Đài Bắc Trần Tín Du đã chỉ ra rằng, những người lao động di trú hợp pháp đang trong thời gian chờ chuyển chủ hoặc tận dụng ngày nghỉ của riêng họ để nhận công việc làm thêm, ngay cả khi chỉ làm việc một ngày thì vẫn bị coi là vi phạm pháp luật, ngoài bị hủy bỏ giấy phép làm việc và bị trục xuất về nước thì lao động di trú sẽ bị cấm nhập cảnh vào Đài Loan và hoàn toàn không nhận được bất kỳ một khoản bồi thường nào.

Xem thêm: Đài Loan tham dự “Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu”

Nếu chủ sử dụng lao động yêu cầu lao động di trú làm các công việc ngoài hợp đồng cho phép như dọn dẹp, chăm sóc trẻ em, đến cửa hàng để hỗ trợ công việc kinh doanh hoặc yêu cầu khán hộ công của gia đình mình đến giúp người thân hoặc bạn bè làm công việc dọn dẹp vệ sinh thì bất kể là lao động di trú “tự nguyện” hay giúp đỡ trong “thời gian nhàn rỗi”, thì tất cả đều vi phạm luật và sẽ bị xử phạt từ 30.000 đến 150.000 Đài tệ. Tuy nhiên, lao động di trú được mời tham gia vào các công việc như giao lưu văn hóa, đóng phim, làm tình nguyện viên hoặc những công việc không cần xin giấy phép lao động thì sẽ không được coi là "làm việc" và không áp dụng theo quy định này.

Tin hot

回到頁首icon
Loading