:::

Khóa học làm phim dành cho di dân mới dùng hình ảnh viết lên những câu chuyện độc đáo

Khóa học làm phim dành cho di dân mới dùng hình ảnh viết lên những câu chuyện độc đáo
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập / Trịnh Đức Mạnh

"Khóa học làm phim dành cho di dân mới, con em của di dân mới và lao động di trú" do Trung tâm văn hóa di dân mới của thành phố Đào Viên tổ chức đã chính thức khai giảng vào ngày 1 tháng 5 (thứ Bảy). Trong buổi học đầu tiên, đạo diễn Trâu Long Na (bố là người Đài Loan, mẹ là người Philippines) đã được mời đến để hỗ trợ các học viên ghi lại câu chuyện của chính họ bằng các thước phim. Trâu Long Na là đạo diễn mới nổi của Đài Loan, từng nhận được nhiều giải thưởng điện ảnh như Cannes, Kim Mã. Bố của cô Trâu Long Na là người Đài Loan, và mẹ của cô đến từ Philippines. Cô lớn lên trong một gia đình đa văn hóa và đã từng có lúc cảm thấy hoang mang, mất phương hướng. Trâu Long Na biến những trải nghiệm này thành những hình ảnh chân thật và sử dụng các kỹ thuật khắc họa tinh tế để nói lên tiếng nói của chính mình và của những người khác.

"Hình ảnh là công cụ để kể câu chuyện của chính mình"

Buổi học bắt đầu với việc phát hai bộ phim tài liệu ngắn của Trâu Long Na, đó là 《青梅的手》(Ching Mei’s Hands) và 《虎父的妞妞未而立》(The Horrible Thirty Me, My Father and Richard the Tiger). Trâu Long Na sử dụng hai đoạn phim tài liệu ngắn để chia sẻ cách sử dụng hình ảnh để kể những câu chuyện về người khác hoặc bản thân. Cô ấy nói rằng chủ đề của bộ phim tài liệu có thể là một câu chuyện hoặc một biểu hiện cảm xúc. Trâu Long Na giải thích rằng bộ phim “Ching Mei’s Hands” ghi lại câu chuyện thăng trầm của người vợ ngoại quốc Ching Mei ở Đài Loan. Trong đoạn phim ngắn, cô gặp phải rất nhiều bất lực khi tìm việc làm, nhưng vì gia đình, cô chỉ có thể lựa chọn cách đối mặt với cuộc sống một cách tích cực nhất. Còn bộ phim “The Horrible Thirty Me, My Father and Richard the Tiger” là câu chuyện của chính Trâu Long Na, kết hợp sáng tạo giữa những bộ phim cũ và giọng nói đối thoại của cha mẹ để ghi lại chân thực tình cảm của cô dành cho cha mình.

"Câu chuyện của mỗi người là độc nhất vô nhị"

Trâu Long Na cũng dành cơ hội chia sẻ cho các bạn học viên lần lượt chia sẻ ý kiến của họ về việc quay phim. Một người mẹ khác nói rằng cô ấy muốn dùng video để ghi lại quá trình trưởng thành của con mình. Người mẹ này đến từ Việt Nam, vì công việc nên thường xuyên phải về Việt Nam. Một ngày nọ, khi trở về nhà, thấy con trai không muốn ngủ cùng mình, người mẹ nghẹn ngào chia sẻ. Cô ấy nhận ra rằng mỗi một đứa trẻ chỉ có một lần lớn lên duy nhất, vì vậy hy vọng sẽ quay lại những thước phim về quá trình phát triển của con mình.

Trâu Long Na cũng nói rằng câu chuyện của mỗi người là độc nhất vô nhị, cùng một sự việc nhưng xảy ra với những người khác nhau, thì nó sẽ trở thành những câu chuyện khác nhau. Ngay cả những mảnh vụn của cuộc sống cũng có thể trở thành những câu chuyện có ý nghĩa. Trâu Long Na cũng khuyến khích sinh viên khi làm phim tài liệu  không cần phải có những thiết bị hoặc một ê-kip tuyệt vời. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng có thể ghi lại những câu chuyện của chính mình bằng điện thoại di động. Cuối cùng, Phó giám đốc điều hành Trương Du Đình - Trung tâm Dịch vụ  liên kết di dân mới của thành phố Đào Viên cho biết, khóa học này khuyến khích những di dân mới kể câu chuyện của họ thông qua hình ảnh. Cuộc sống xa nhà có rất nhiều khó khăn. Hy vọng khóa học này có thể cung cấp một diễn đàn để di dân mới có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ những câu chuyện của họ.

 

 

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading