:::

Những “chiến sĩ áo trắng” kiên cường giữ vững mạng lưới phòng dịch cho Đài Loan

Những “chiến sĩ áo trắng” kiên cường giữ vững mạng lưới phòng dịch cho Đài Loan. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)
Những “chiến sĩ áo trắng” kiên cường giữ vững mạng lưới phòng dịch cho Đài Loan. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 mới bùng phát trên toàn cầu, chính phủ Đài Loan ngay lập tức triển khai các biện pháp kiểm soát biên giới, ban đầu chỉ tiến hành kiểm dịch đối với các chuyến bay thẳng từ Vũ Hán đến, cho đến ngày 26 tháng 1 năm 2020, mở rộng cấm hành khách từ Hồ Bắc, Quảng Đông và Ôn Châu nhập cảnh vào Đài Loan; ngày 11 tháng 2 trực tiếp nghiêm cấm toàn bộ hành khách đến từ Trung Quốc, Hồng Kong và Macau. Đến ngày 19/3 Đài Loan lần đầu tiên cấm toàn bộ người nước ngoài  (không có quốc tịch Đài Loan) không được phép nhập cảnh vào Đài Loan. Đây cũng là cuộc phong tỏa biên giới đầu tiên trong lịch sử của Đài Loan.

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với các "chiến binh áo trắng" của Bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc- phân viện Trung Hiếu. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)Thời báo Di dân mới toàn cầuđã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với các "chiến binh áo trắng" của Bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc- phân viện Trung Hiếu. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc) 

 

Đài Loan trước đây đã từng có khoảng thời gian ngăn chặn thành công sự xâm nhập của COVID-19 khi lập kỷ lục 8 tháng liên tiếp không có trường hợp xác nhận lây nhiễm mới, đồng thời còn được tryền thông quốc tế ca ngợi là "tấm gương điển hình về phòng chống dịch". Thế nhưng, kể từ tháng 5 năm 2021, "tấm gương điển hình về phòng chống dịch" - Đài Loan đã rơi vào một cuộc khủng hoảng COVID-19 nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, số ca xác nhận lây nhiễm tăng nhanh chóng mặt, số ca tử vong do COVID-19 cũng cao kỷ lục khiến cho chính phủ Đài Loan đã phải gấp rút nâng mức báo động dịch bệnh lên cấp độ 3 trên toàn Đài Loan đồng thời tăng cường triển khai và áp dụng một loạt các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan sâu rộng trong cộng đồng. Mọi tầng lớp xã hội đều được kêu gọi đồng tâm hiệp lực để bảo giúp Đài Loan nhanh chóng vượt qua cơn đại dịch này. Nói đến công tác chống dịch, không thể không nhắc đến một phần công lao không hề nhỏ bé của đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, những người đang ngày đêm cố gắng hết sức mình để phục vụ cho công tác điều trị y tế.【Thời báo Di dân mới toàn cầu】đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với các "chiến binh áo trắng" của Bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc- phân viện Trung Hiếu (立聯合醫院-忠孝院區), làm thế nào để vừa chống chọi với dịch bệnh mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

 Bác sĩ Trần Sưởng Vũ tại Phân viện Trung Hiếu của Bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc khuyến cáo người dân phải chú ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của bản thân. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)Bác sĩ Trần Sưởng Vũ tại Phân viện Trung Hiếu của Bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc khuyến cáo người dân phải chú ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của bản thân. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)

  • Dịch bệnh bùng phát, các y bác sĩ khoác lên mình chiếc “áo giáp màu trắng” xông pha tuyến đầu chống dịch

Chưa đầy trong 1 tháng, liên tiếp xảy ra các vụ lây nhiễm tập thể đã khiến cho hệ thống phòng vệ dịch bệnh của Đài Loan gần như bị phá hủy hoàn toàn. Nghiêm trọng nhất là ở hai thành phố Tân Bắc và Đài Bắc rồi dần dần lây lan ra các huyện thị khác. Tính đến hiện tại, tỷ lệ tử vong do COVID-19 của Đài Loan là khoảng 3,38%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới, tỷ lệ ca bệnh nặng là người già trên 60 tuổi chiếm tới 30% khiến số giường bệnh có sẵn trong các bệnh viện không đủ để dùng.

Bác sĩ Trần Sưởng Vũ tại Phân viện Trung Hiếu của Bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc cho biết, trước đây, tất cả bệnh nhân phát sốt và cần nhập viện sẽ ngay lập tức được đưa đi làm xét nghiệm sàng lọc, nếu kết quả dương tính sẽ được sắp xếp vào phòng bệnh cách ly. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tỉ lệ các ca lây nhiễm không cao, gần như không có. Cho đến đầu tháng 5 năm nay, bùng phát lây nhiễm tập thể, toàn Đài Loan lập tức rơi vào tình trạng báo động cấp độ 3. Tất cả bệnh nhân nhập viện đều phải làm xét nghiệm sàng lọc bất kể có triệu chứng sốt hay không.

Xem thêm: Thành phố Đài Bắc đẩy mạnh thực hiện các biện pháp kiểm soát lượng người ra vào các khu chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

 

Chưa đầy trong 1 tháng, liên tiếp xảy ra các vụ lây nhiễm tập thể đã khiến cho hệ thống phòng vệ dịch bệnh của Đài Loan gần như bị phá hủy hoàn toàn. Nghiêm trọng nhất là ở hai thành phố Tân Bắc và Đài Bắc rồi dần dần lây lan ra các huyện thị khác. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)Chưa đầy trong 1 tháng, liên tiếp xảy ra các vụ lây nhiễm tập thể đã khiến cho hệ thống phòng vệ dịch bệnh của Đài Loan gần như bị phá hủy hoàn toàn. Nghiêm trọng nhất là ở hai thành phố Tân Bắc và Đài Bắc rồi dần dần lây lan ra các huyện thị khác. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)

Tuy nhiên, diễn biến của đợt dịch này diễn ra nhanh đến chóng mặt, đến ngày 21/5, nguồn lực y tế của hai thành phố Tân Bắc và Đài Bắc bắt đầu rơi vào trạng thái căng thẳng, lúc đó tổng số giường bệnh của khu phòng bệnh đặc biệt là 821 giường, chỉ còn 211 giường trống. Vì vậy, nếu người dân đến khám bệnh thông thường, bệnh viện sẽ không chủ làm xét nghiệm sàng lọc mà chuyển một số bệnh nhân lên khu phòng bệnh đặc biệt, còn khu cách ly áp suất âm thì dành cho những bệnh nhân sử dụng máy thở và những bệnh nhân đặt ống thông. Hiện Tân Bắc và Đài Bắc có 2948 giường trong phòng bệnh đặc biệt, trong đó có 1.416 giường trống, phòng bệnh đặc biệt ICU còn trống 181 giường bệnh, lượng chăm sóc y tế có thể tạm coi là ổn định.

 Tính đến hiện tại, tỷ lệ tử vong do COVID-19 của Đài Loan là khoảng 3,38%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới, tỷ lệ ca bệnh nặng là người già trên 60 tuổi chiếm tới 30% khiến số giường bệnh có sẵn trong các bệnh viện không đủ để dùng. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)Tính đến hiện tại, tỷ lệ tử vong do COVID-19 của Đài Loan là khoảng 3,38%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới, tỷ lệ ca bệnh nặng là người già trên 60 tuổi chiếm tới 30% khiến số giường bệnh có sẵn trong các bệnh viện không đủ để dùng. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)

  • Cẩn thận với triệu chứng tiêu chảy

Virus CORONA không chỉ gây sốt, ho, sổ mũi và các triệu chứng hô hấp khác mà nhiều bệnh nhân còn có triệu chứng tiêu chảy không rõ nguyên nhân. Do đó, khi bệnh nhân bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân hoặc mất khứu giác và vị giác, đã đi du lịch và sống ở nước ngoài trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng, hoặc tiếp xúc với những người có triệu chứng trở về nước, hoặc có tiếp xúc gần với các trường hợp đã được xác nhận lây nhiễm thì đều phù hợp với tiêu chuẩn để làm xét nghiệm sàng lọc. 

Bác sĩ Trần Sưởng Vũ cho biết, nhìn chung, bệnh tiêu chảy thường liên quan đến thực phẩm không sạch, tức là ăn uống phải thức ăn không sạch hoặc đã ôi thiu gây nhiễm trùng đường ruột. Nếu một ngày đại tiện trên 3 lần một thì có thể xem là tiêu chảy, nhưng nếu bạn đi vệ sinh hơn 5 lần một ngày và bạn có các triệu chứng như suy nhược cơ thể, sốt và ít đi tiểu, bạn có thể có nguy cơ bị mất nước và phải nhanh chóng đi khám bệnh.

Xem thêm: Khoản trợ cấp phòng dịch dành cho trẻ em của Viện Hành chính Đài Loan sẽ được cấp phát từ ngày 15/6

Bác sĩ Trần Sưởng Vũ đã chia sẻ với phóng viên của【Thời báo Di dân mới toàn cầu】một câu chuyện cảm động trong phòng cấp cứu. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc)Bác sĩ Trần Sưởng Vũ đã chia sẻ với phóng viên củaThời báo Di dân mới toàn cầumột câu chuyện cảm động trong phòng cấp cứu. (Nguồn ảnh: Phân viện Trung Hiếu của bệnh viện Liên Hợp thành phố Đài Bắc) 

  • Ngày ngày tiếp trực tiếp với vi-rút, đội ngũ y bác sĩ vẫn kiên cường giữ vững bức tường thành chống dịch cho Đài Loan

Đài Loan bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng khiến khối lượng công việc của nhân viên y tế tuyến đầu tăng gấp đôi. Hơn nữa, trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, toàn bộ đội ngũ y bác sĩ của Đài Loan vẫn bám trụ để chăm sóc bệnh nhân, đồng thời cũng phải tự khắc phục nỗi sợ hãi và áp lực. Phòng bệnh đặc biệt đã có lúc đồng thời tiếp nhận 13 bệnh nhân lây nhiễm COVID-19, các y bác sĩ vừa phải đảm bảo chăm sóc thật tốt cho bệnh nhân vừa phải cẩn thận giữ an toàn sức khỏe cho chính bản thân mình. 

Bác sĩ Trần Sưởng Vũ đã chia sẻ với phóng viên của【Thời báo Di dân mới toàn cầu】một câu chuyện cảm động trong phòng cấp cứu. Một người phụ nữ lớn tuổi mắc chứng giảm oxy trong máu khiến cho thở gấp và đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Mặc dù ý thức vẫn còn rất rõ ràng, nhưng nếu muốn điều trị thì phải đặt ống thở. Nhưng những đứa con của bà không muốn nhìn thấy mẹ mình phải chịu đau đớn dày vò nên định từ bỏ điều trị. Bà mẹ do không thể dùng điện thoại di động, nên chỉ có thể nhờ y tá để liên lạc với các con của bà. Cuối cùng, người con trai nghẹn ngào chuyển lời rằng: “Mẹ hãy yên tâm, chúng con sẽ tự biết cách chăm sóc bản thân”. Đây cũng là những lời cuối cùng giữa hai mẹ con.

Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, kiến nghị tất cả người dân nên nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh để giữ sức khỏe cho bản thân và cho những người xung quanh. Hãy luôn ghi nhớ một điều rằng, khi bạn đang ở trong nhà yên tâm chống dịch, thì ở ngoài kia, các y bác sĩ hay lực lượng cảnh sát vẫn đang ngày đêm bất chấp nguy hiểm làm việc không ngừng nghỉ để giữ vững hệ thống phòng chống dịch bệnh cho toàn xã hội, nên chỉ cần mỗi chúng ta tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch bệnh mà chính phủ đề ra là đã phần nào giảm bớt được gánh nặng và áp lực công việc cho những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading