:::

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Việt Nam

Chiến lược hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. (Nguồn ảnh: hoichieusangvietnam.org.vn)
Chiến lược hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. (Nguồn ảnh: hoichieusangvietnam.org.vn)

Theo bài đăng trên trang nhandan.vn cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng…Chiến lược hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế; có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người.

Xem thêm: Đội tuyển U23 Việt Nam có chiến thắng đầu tiên tại Vòng loại U23 châu Á 2022 trước đối thủ U23 Đài Loan

Phấn đấu có ít nhất 5 di sản được UNESCO công nhận

Đến năm 2030, Chiến lược phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. Chiến lược phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; có ít nhất 5 di sản được UNESCO ghi danh theo công ước của UNESCO. Bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương. Hằng năm có 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng được công bố. Doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP…

Xem thêm: Từ ngày 1/11 du khách Việt Nam tiêm đầy đủ vaccine ngừa Covid-19 có thể nhập cảnh vào Thái Lan mà không cần cách ly

Chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (Nguồn ảnh: baolangson.vn)

Chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (Nguồn ảnh: baolangson.vn)

11 nhiệm vụ, giải pháp

Để đạt mục tiêu trên, Chiến lược đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp như: nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung pháp lý; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa. Ngoài ra, Chiến lược còn đề cập đến tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa…

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading