Kể từ khi thế giới bùng phát dịch bệnh COVID-19 cho tới nay, rất nhiều khu vực, thành phố của nhiều quốc gia đã phải nhiều lần phong tỏa rồi lại giỡ bỏ phong tỏa khi tình hình dịch bệnh lắng xuống. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người đã chọn phương án hạn chế đi ra ngoài và làm việc tại nhà. Nhiều cuộc khảo sát chỉ ra có không ít người phát hiện ra rằng cơ thể cảm thấy áp lực hơn, thể hiện qua các triệu chứng như tinh thần không tỉnh táo, thay đổi cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, cộng với áp lực làm việc và học tập ở nhà, và cả tâm lý không ổn định khi đối mặt với những diễn biến xấu của đại dịch, đã khiến cho rất nhiều người bị mất ngủ trần trọng, đặc biệt là ở phụ nữ còn xuất hiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Xem thêm: Bộ Chính trị Việt Nam đề xuất thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine cho du khách quốc tế đến Phú Quốc
Các chuyên gia cho rằng có nhiều yếu tố gây ra chứng mất ngủ, một trong số đó có liên quan đến việc làm việc ở nhà đã làm gián đoạn nhịp sống trước đây, chẳng hạn như không còn phải thức dậy sớm bắt xe buýt hoặc tàu điện ngầm để đi làm, giờ ăn cũng bị thay đổi, dùng xong bữa tối có thể vẫn phải tiếp tục làm việc tới khuya. Ngoài ra, do tatas cả thành viên trong gia đình đều ở nhà nên ranh giới giữa nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi không được phân biệt rạch ròi, điều này cũng ảnh hưởng đến sự nhận thức của đại não.
Nhiều cuộc khảo sát chỉ ra có không ít người phát hiện ra rằng cơ thể cảm thấy áp lực hơn khi làm việc và học tập ở nhà, đặc biệt là ở phụ nữ còn xuất hiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều. (Nguồn ảnh: 《shutterstock》)
Angela Drake, giáo sư sức khỏe lâm sàng tại Đại học California, Mỹ, nhắc nhở rằng khi làm việc ở nhà, mọi người có thể sẽ ít tập thể dục và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn. Tập thể dục đầy đủ và phơi nắng là hai bí quyết có thể giúp mọi người có một giấc ngủ ngon. Khi cuộc sống bị đảo lộn do dịch bệnh, phụ nữ đặc biệt cảm thấy nhịp sinh học của họ bị rối loạn, bao gồm chu kỳ kinh nguyệt không đều và cảm thấy hội chứng đau bụng (PMS) trước kỳ kinh nguyệt 1 đến 2 càng nghiêm trọng hơn, ngoài ra còn có các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, căng tức vú và hay cáu bẳn...
Xem thêm: Đài Nam cho ra mắt các video học trực tuyến ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ của di dân mới
Angela Drake, giáo sư sức khỏe lâm sàng tại Đại học California, Mỹ, nhắc nhở rằng khi làm việc ở nhà, mọi người có thể sẽ ít tập thể dục và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn. (Nguồn ảnh:《今周刊》)
Các chuyên gia cho biết có rất nhiều người do ảnh hưởng của việc phải làm việc ở nhà vào mùa dịch, gây ra căng thẳng đối với cơ thể, do đó chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Đồng thời, ở một góc độ khác, dịch bệnh cũng tạo cơ hội cho chúng ta suy xét lại xem “Áp lực” nghĩa là gì, khi gặp những vấn đề trên, chúng ta nên chú ý đến những cảnh báo mà cơ thể gửi đến cho chúng ta và tìm cách duy trì cảm xúc và sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, khi cần thiết thì nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia.