:::

Nghị sĩ Đảng Dân tiến Hồng Thân Hàn nói lên tiếng nói bảo vệ quyền lời của người lao động di trú

Kể từ khi Đài Loan bắt đầu nhập lao động di trú vào năm 1989, đã có hơn 700.000 lao động trong nhóm ngành chăm sóc dài hạn và nhóm ngành chế tạo làm việc tại Đài Loan. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Kể từ khi Đài Loan bắt đầu nhập lao động di trú vào năm 1989, đã có hơn 700.000 lao động trong nhóm ngành chăm sóc dài hạn và nhóm ngành chế tạo làm việc tại Đài Loan. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Theo bài đăng trên Báo Bốn Phương cho biết, kể từ khi Đài Loan bắt đầu nhập lao động di trú vào năm 1989, đã có hơn 700.000 lao động trong nhóm ngành chăm sóc dài hạn và nhóm ngành chế tạo tại Đài Loan. Trong 30 năm nay, lao động di trú vẫn có rất nhiều quyền không được luật pháp Đài Loan bảo vệ, thêm vào đó là khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá, khiến họ càng dễ trở thành nạn nhân của môi giới lợi dụng, chịu nhiều bóc lột trong xã hội. Nghị sĩ Đảng Dân tiến Hồng Thân Hàn, đã chia sẻ quan điểm của mình về chính sách di cư trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với “Báo Bốn phương”. Đồng thời thảo luận về mức độ nghiêm trọng và giải pháp của vấn đề “phí mua việc”.

Xem thêm: Miêu Lật tổ chức hoạt động tham quan nhà máy sản xuất gạch và đồi chè dành cho di dân mới

Nghị sĩ Đảng Dân tiến Hồng Thân Hàn nói lên tiếng nói bảo vệ quyền lời của người lao động di trú. (Nguồn ảnh: Văn phòng Nghị sĩ Đảng Dân tiến Hồng Thân Hàn) Nghị sĩ Đảng Dân tiến Hồng Thân Hàn nói lên tiếng nói bảo vệ quyền lời của người lao động di trú. (Nguồn ảnh: Văn phòng Nghị sĩ Đảng Dân tiến Hồng Thân Hàn)

Nghị sĩ Hồng Thân Hàn tiếp xúc với các vấn đề về nhân quyền và lao động khi còn là sinh viên, khi đó ông cũng rất quan tâm đến quyền của người lao động di trú. Nhờ việc tiếp xúc từ sớm với khán hộ công người nước ngoài tại nhà càng khiến ông hiểu rõ hơn những khó khăn và xung đột của người lao động di trú và chủ tuyển dụng. Ông nói rằng, lao động di trú đang gặp bất lợi trong chính sách lao động tổng thể của Đài Loan và ở vị thế khó hơn người lao động Đài Loan, thêm vào đó là các vấn đề xuyên quốc gia, đa văn hoá vv. Trong bối cảnh đó, sau khi tham gia Đảng Dân tiến, ông đã quyết định coi vấn đề di cư là một trong những vấn đề quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình, với hy vọng sẽ lên tiếng cho việc di cư với tư cách là một nghị sĩ và bổ sung những thiếu sót trong chính sách di cư của Đài Loan.

Một trong những vấn đề cần quan tâm gần đây là “phí mua việc” gây ảnh hưởng lớn đến chủ tuyển dụng, lao động di trú và môi giới. (Nguồn ảnh: Facebook Nghị sĩ Đảng Dân tiến Hồng Thân Hàn )Một trong những vấn đề cần quan tâm gần đây là “phí mua việc” gây ảnh hưởng lớn đến chủ tuyển dụng, lao động di trú và môi giới. (Nguồn ảnh: Facebook Nghị sĩ Đảng Dân tiến Hồng Thân Hàn )

Nghị sĩ Hồng Thân Hàn cho biết, thời gian gần đây, vấn đề lao động di trú ngày càng được xã hội quan tâm. Trong đó, một trong những vấn đề cần quan tâm gần đây là “phí mua việc” gây ảnh hưởng lớn đến chủ tuyển dụng, lao động di trú và môi giới. Ông tin rằng có nhiều người đã từng gặp vấn đề chi phí lao động và có rất nhiều bất bình về vấn đề này.

Xem thêm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tỉnh Quảng Ninh và Văn phòng KTVH Việt Nam tại Đài Bắc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh

Lao động di trú khi gặp phải vấn đề có thể gọi đến số 1955 để được giải đápvà giúp đỡ. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động Đài Loan)Lao động di trú khi gặp phải vấn đề có thể gọi đến số 1955 để được giải đápvà giúp đỡ. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động Đài Loan)

Báo Bốn Phương cũng cho biết thêm, theo quy định của Bộ Lao động, khi người lao động nước ngoài được gia hạn hoặc đổi chủ khi hết thời hạn, nếu uỷ quyền công ty môi giới hoàn thành các thủ tục liên quan thì có thể thu phí dịch vụ của người lao động nước ngoài. Mức phí không được quá 1.500 Đài tệ/tháng. Nhiều môi giới sẽ cộng thêm việc “phí mua việc”, gọi là “mua” cơ hội việc làm. Tuy nhiên, việc thu phí quá mức không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gây ra vấn nạn bóc lột lao động. Trong thời kì dịch bệnh, thiếu nguồn nhân lực càng làm tăng giá chi phí lao động, cả chủ tuyển dụng và lao động đều phải chịu điều này.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading