:::

Lao động di trú nếu tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật mà không nhận thù lao thì không bị tính là vi phạm pháp luật

Lao động di trú nếu tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật mà không nhận thù lao thì không bị tính là vi phạm pháp luật. (Nguồn ảnh: kho ảnh shutterstock)
Lao động di trú nếu tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật mà không nhận thù lao thì không bị tính là vi phạm pháp luật. (Nguồn ảnh: kho ảnh shutterstock)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】- Về vấn đề người lao động di trú được mời tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, đóng phim, hoạt động tình nguyện...có được xem là "làm việc" hay không? Bộ Lao động Đài Loan gần đây đã chỉ ra rằng, người nước ngoài nếu làm các công việc không nằm trong phạm vi quy định hoặc không cần xin cấp phát giấy phép làm việc như các hành vi kinh doanh, các khóa học thực tập hoặc nghiên cứu, các dịch vụ mang tính phụ trợ, các hoạt động hiệp hội và các hành vi không nhằm mục đích cung cấp dịch vụ lao động (không nhận thù lao) cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào tại Đài Loan, và không gây cản trở đến cơ hội việc làm của người lao động Đài Loan, thì không bị tính là “việc làm việc” và không vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Triển lãm “Ký ức thời thơ ấu: Ngày hội thiếu nhi các quốc gia Đông Nam Á”

Người lao động di trú nếu tham gia quay phim tài liệu nói về chủ đề người lao động di trú thì không được tính là “công việc”. (Nguồn ảnh: kho ảnh shutterstock)Người lao động di trú nếu tham gia quay phim tài liệu nói về chủ đề người lao động di trú thì không được tính là “công việc”. (Nguồn ảnh: kho ảnh shutterstock)

Theo quy định trong “Luật Dịch vụ việc làm” của Đài Loan, người nước ngoài nếu chưa được chủ sử dụng đăng ký xin cấp giấy phép tuyển dụng thì không được phép làm việc trên lãnh thổ của Đài Loan. Tuy nhiên, nếu người lao động di trú tham gia hướng dẫn tham quan tại viện bảo tàng, làm giảng viên cho khóa học đa văn hóa, người phụ trách tổ chức các sự kiện văn hóa hoặc người tham gia các hoạt động biểu diễn và triển lãm, làm phiên dịch, tình nguyện viên, tham gia biểu diễn trong các lễ hội đặc biệt, tiếp nhận phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, đóng phim, v.v., như vậy có được xem như là "công việc" hay khổng. Ví dụ, nếu mời người lao động di trú tham gia đóng phim thì cần phải xem xét tùy theo nội dung phim và tính chất vai diễn, nhưng nếu quay phim tài liệu nói về chủ đề người lao động di trú thì không được tính là “công việc”.

Xem thêm: Góc bếp mùa dịch của di dân mới Việt Nam với món rau câu cà phê đậm đà hương vị quê nhà

Theo quy định trong “Luật Dịch vụ việc làm” của Đài Loan, người nước ngoài nếu chưa được chủ sử dụng đăng ký xin cấp giấy phép tuyển dụng thì không được phép làm việc trên lãnh thổ của Đài Loan. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động Đài Loan)Theo quy định trong “Luật Dịch vụ việc làm” của Đài Loan, người nước ngoài nếu chưa được chủ sử dụng đăng ký xin cấp giấy phép tuyển dụng thì không được phép làm việc trên lãnh thổ của Đài Loan. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động Đài Loan)

Theo Bộ Lao động Đài Loan cho biết, người lao động di trú nếu được mời tham gia một số hoạt động thường gặp như tham gia trong các lễ kỷ niệm, làm phiên dịch, tình nguyện viên các hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội, các hoạt động từ thiện cộng đồng, các dịch vụ mang tính phụ trợ, tiếp nhận phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, hoặc được được mời tham gia các hoạt động dựa trên chuyên môn cá nhân thì đều được tính là không thuộc “phạm vi công việc”. Ngoài ra, cũng cần đặc biết chú ý rằng, nếu chủ sử dụng lao động thuê dùng lao động không có giấy phép làm việc tại Đài Loan, thì chủ sử dụng lao động có thể bị xử phạt từ 150.000 đến 750.000 Đài tệ, người nước ngoài có thể bị xử phạt từ 30.000 đến 150.000 Đài tệ và thu hồi giấy phép tuyển dụng.

Tin hot

回到頁首icon
Loading