余慈薰 Dư Từ Huân
Học vị: Ths Khoa Công tác xã hội trường Đại học Monash Australia
Chức vụ: Hội trưởng Hiệp hội Mầm xanh hi vọng Đài Loan
Giám sát thường vụ Hiệp hội Nhân quyền di dân mới
Cuộc sống nơi đất khách quê người, dù là vì lý do công việc hay kết hôn, thì đều là một thử thách trong cuộc đời của tất cả những di dân mới, đặc biệt là những chị em di dân mới đến từ Đông Nam Á. Vì đem lòng yêu thương chàng trai Đài Loan mà lấy chồng xa xứ, ngoài việc phải thích nghi với vô vàn những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống, còn phải khắc phục những rào cản về mặt ngôn ngữ, quả thật không hề dễ dàng.
Năm 2010, cô Dư Thừa Huân bắt đầu công việc hỗ trợ nhân đạo tại Hiệp hội Mầm xanh hy vọng Đài Loan tại Campuchia. Năm đó, tại hoạt động chữa bệnh tình nguyện ở Campuchia, đoàn tình nguyện gặp một người mẹ bế trên tay cô con gái đang mắc phải căn bệnh hiếm gặp "hội chứng phình đại mạch máu" đến cầu cứu. Thông qua sự giúp đỡ các bác sĩ của đoàn tình nguyện và bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh thành phố Đài Trung , "cô bé tay voi" 2 tuổi Thuỵ Quân Ni cuối cùng đã có thể đến Đài Loan để chữa bệnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc bé gái 2 tuổi đến từ Campuchia này cũng gặp nhiều vấn đề, cô bé thường hay quấy khóc vì khó chịu sau khi phẫu thuật, phải dùng ngôn ngữ hay phương pháp nào để xoa dịu, an ủi khiến cho mọi người rất đau đầu. Thông qua sự giới thiệu của bệnh viện và Trung tâm phục vụ di dân mới của địa phương, chỉ sau một cuộc điện thoại, đã có bốn chị em người Campuchia sống ở các huyện thị khác nhau ở Đài Loan đã vội vã đến bệnh viện để trò chuyện với cô bé, để cô bé nghe các dì sử dụng tiếng mẹ đẻ quen thuộc của mình an ủi động viên giúp cô bé ổn định tâm trạng khi không có mẹ ở bên cạnh.
Xem thêm: Con trai của di dân mới Việt Nam thi đỗ Đại học Y dược của Đài Loan
Ban đầu chỉ là 4 chị em di dân mới đến từ Campuchia, dù chưa từng gặp mặt nhau bao giờ, hàng ngày dùng tiếng mẹ đẻ trò chuyện với nhau trong nhóm chát riêng để xoa dịu nỗi nhớ nhà. Khi biết các bạn Campuchia đồng hương gặp khó khăn gì ở Đài Loan, nhóm chị em này lại càng phát huy hết tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ liên hệ với các đơn vị liên quan hoặc người thân, bạn bè. Vài năm trở lại đây, nhóm chị em di dân mới đến từ các nước Đông Nam Á này đã có hơn hai trăm thành viên. Bình thường mọi người trong nhóm cùng trò chuyện về những vấn đề trong cuộc sống gia đình. Khi có người trong nhóm cần giúp đỡ, nhóm chị em di dân mới này sẽ phát huy sức mạnh tập thể lớn mạnh, chị em gặp khó khăn thì mọi người cùng giúp đỡ!
Tôi (Dư Thừa Huân) vốn định chuyên tâm cống hiến với công việc cứu trợ nhân đạo quốc tế, nhưng cũng chính từ sau trường hợp cháu Thuỵ Quân Ni đến Đài Loan để chữa bệnh nên mới có cơ hội làm quen nhóm chị em Đông Nam Á tốt bụng và dễ thương này, và rồi cũng đã trở thành một thành viên của nhóm chị em này.
Cách đây 5 năm, có người vào trong nhóm nhắn tin cần giúp đỡ, hóa ra là có một di dân mới người Campuchia tên là Tố, kết hôn với người chồng Đài Loan họ Vương, nhưng vì lỗi do công ty du lịch hỗ trợ làm visa đoàn tụ thân nhân để xảy ra sơ suất khiến cho chị Tố đã không thể hoàn thành thủ tục hồ sơ một cách suôn sẻ, dẫn đến cư trú quá hạn, bắt buộc phải xuất cảnh trở về nước ngay lập tức, và không thể nhập cảnh vào Đài Loan trong thời gian ngắn. Lúc đó con của vợ chồng chị Tố vừa mới đầy tháng, rất cần mẹ chăm sóc. Sau khi chị em này biết chuyện thì lập tức lan truyền thông tin, trong nhóm có một vài di dân mới sinh sống nhiều năm tại Đài Loan đã chủ động liên lạc các cơ quan chức năng liên quan để xin hỗ trợ khẩn cấp, sau khi biết được làm sao để xin được các giấy tờ cũng như tìm được người phụ trách và đơn vị thụ lí giải quyết các vấn đề liên quan, liên lạc với Sở Di dân và Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh. Theo tường thuật của nhân viên thị thực (visa) khi đó, nếu không có sự hỗ trợ của các đơn vị, thì chị Tố có thể sẽ không xin được visa nhập cảnh vào Đài Loan trong hai năm sau khi xuất cảnh vì lưu trú quá hạn, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự đoàn tụ của cả gia đình.
Xem thêm: Nữ tiến sĩ Việt Nam tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất đường thốt nốt
Chiến dịch "giải cứu kịp thời " lần này trong một thời gian rất ngắn, Line nhóm của chị em di dân mới Đông Nam Á – những chị em chưa một lần gặp mặt nhau, đã hoạt động vô cùng hiệu quả, nhanh chóng liên hệ được với các cơ quan, đơn vị chính xác, không chỉ giúp cho gia đình chị Tố được đoàn tụ, mà còn giúp các chị em dâu Đài trong nhóm học được bài học về cách xử lý chính xác về visa hoặc các vấn đề liên quan đến pháp luật.
Đối với những chị di dân mới Đông Nam Á mà nói, Đài Loan vừa là quê người vừa là quê nhà, trân trọng những mối lương duyên được tác thành từ vạn dặm xa xôi, đồng thời còn phải cố gắng thích ứng, bén gốc bén rễ tại Đài Loan. Tôi thiết nghĩ đây cũng chính là tâm tình của nhiều chị em di dân mới. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều Trạm phục vụ di dân mới đã được thành lập, các nguồn hỗ trợ phục vụ cũng đầy đủ hơn, đặc biệt là phần hỗ trợ về mặt ngôn ngữ của các nước.
Các chị em di dân mới này tuy bình thường hay tám chuyện về các ông chồng, chuyện con cái, chuyện gia đình nhưng cũng rất tích cực tiếp cận các điểm phục vụ di dân mới ở các địa phương khác, khích lệ các chị em tham gia các hoạt động, các khoá học, nhanh chóng hoà nhập vào cuộc sống Đài Loan và cũng qua đó mở rộng các mối quan hệ xã hội.
Nhóm chị em di dân mới này, không có tổ chức cộng đồng chính thức nào, và cũng không có hiệp hội hoặc đơn vị nào hậu thuẫn, bình thường tám chuyện của những bà nội trợ, chuyện quê nhà. Với tinh thần tương thân tương ái, sự quật khởi của sức mạnh nữ giới, phát huy hiệu ích truyền thông cộng đồng mạng mạnh mẽ nhất, đã trở thành nhịp cầu kết nối tốt nhất giữa các chị em Đông Nam Á và các cơ quan hỗ trợ di dân mới, đồng thời cũng giúp cho nhiều chị em di dân mới vừa mới đến Đài Loan thông qua nhóm mạng xã hội của các chị em Đông Nam Á có thể nhanh chóng hoà nhập vào Đài Loan, trở thành một cô dâu của Đài Loan vui vẻ và hạnh phúc.