:::

Trác Phúc An - Ủy viên Sở Giáo dục quốc dân và Mầm non nói về sinh viên Đông Nam Á tại Đài Loan

Ông Trác Phúc An (Ủy viên Nghiên cứu và Phát triển khóa học nghề nghiệp và giáo dục ngôn ngữ tân di dân thuộc Sở Giáo dục Quốc dân và Mầm non, Bộ Giáo dục). (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Ông Trác Phúc An (Ủy viên Nghiên cứu và Phát triển khóa học nghề nghiệp và giáo dục ngôn ngữ tân di dân thuộc Sở Giáo dục Quốc dân và Mầm non, Bộ Giáo dục). (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Ông Trác Phúc An (Ủy viên Nghiên cứu và Phát triển khóa học nghề nghiệp và giáo dục ngôn ngữ tân di dân thuộc Sở Giáo dục Quốc dân và Mầm non, Bộ Giáo dục)

Nhắc đến sinh viên đến từ Đông Nam Á (bao gồm sinh viên Hoa kiều và sinh viên nước ngoài), mọi người thường nói về việc làm thế nào để giúp sinh viên nhanh chóng hòa nhập vào xã hội Đài Loan, làm quen với ngôn ngữ, văn hóa và khắc phục những khó khăn trong học tập, cuộc sống. Tuy nhiên trong bài viết này, tôi xin phép được đề cập đến các phương diện khác, từ việc học tiếng Trung và chuyên ngành tại đại học để tìm hiểu về những khó khăn mà sinh viên Đông Nam Á phải đối mặt, cùng với những ưu thế vốn có của sinh viên đến từ các nước này.

Thách thức lớn nhất của sinh viên đến từ Đông Nam Á chính là việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành khi học tập ở trường. Tại Đài Loan, ngôn ngữ giảng dạy và tài liệu học tập đa phần bằng tiếng Trung, trong khi đó thời gian học tiếng của các bạn sinh viên nước ngoài tương đối ngắn, khoảng 2 – 3 năm, vì vậy việc nghe hiểu đối với các em cũng là một vấn đề khó khăn, ngoài ra tốc độ đọc văn bản cũng chậm hơn. Sinh viên thường phải vừa học tiếng Trung, vừa phải thông qua đó để nắm bắt ý nghĩa của kiến thức mà giảng viên truyền tải.

Khi sinh viên nước ngoài theo học các môn như “Hán ngữ ngôn ngữ học”, “Phương pháp nghiên cứu”, “Phương pháp dạy học”, có thể biết được dưới tốc độ nói bình thường, các em thường hoàn toàn không hiểu hết ý nghĩa của nội dung học trên lớp. Một mặt là do tiếng Trung là ngôn ngữ tượng hình, nghe âm nhưng chưa chắc đã hiểu nghĩa, vì vậy việc nghe hiểu là một vấn đề rất khó đối với các em. Mặt khác, khi học kiến thức chuyên ngành, ngôn ngữ chỉ là một công cụ để truyền đạt kiến thức, người học không chỉ cần hiểu nghĩa của từ, của câu, của văn bản mà còn phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu.

Xem thêm: Nếm thử bữa sáng truyền thống của Đài Loan tại Dadaocheng cùng Youtuber Ku's dream

Trác Phúc An - Ủy viên Sở Giáo dục quốc dân và Mầm non nói về sinh viên Đông Nam Á tại Đài Loan. (Ảnh: nhân vật cung cấp). (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Ngoài ra, hiện tại các khóa học tiếng Hoa 6 tiếng mỗi tuần tại các trường đại học hoặc trung tâm Hoa ngữ thông thường chỉ cung cấp các từ ngữ thông dụng trong đời sống cũng như giới thiệu về văn hóa mà thiếu đi các khóa học chuyên sâu đến chuyên ngành của sinh viên, như Tiếng Hoa kinh tế, Tiếng Hoa Số học... vì vậy khó có thể giải quyết khó khăn của sinh viên quốc tế.

Ngoài ra, sử dụng ngôn ngữ gì để giảng dạy cũng là một vấn đề cần được quan tâm, có ý kiến cho rằng dùng tiếng Anh có thể giải quyết vấn đề, tuy nhiên sinh viên đến từ Đông Nam Á có trình độ tiếng Anh khác nhau, không phải ai cùng từng học qua tiếng Anh hay có khả năng nghe hiểu. Vì vậy, phương pháp tốt nhất để cải thiện những khó khăn trong học tập của các em là ngoài tăng thời gian, động lực học tập, nên có giải phải để tăng cường kiến thức tiếng Trung chuyên ngành cho sinh viên nước ngoài.

Xem thêm: Sở Di dân phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức hoạt động chào xuân năm mới, thu hút đông đảo tân di dân đến tham gia

Trác Phúc An - Ủy viên Sở Giáo dục quốc dân và Mầm non nói về sinh viên Đông Nam Á tại Đài Loan. (Ảnh: nhân vật cung cấp). (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Tuy nhiên, so với sinh viên bản địa, sinh viên đến từ Đông Nam Á cũng có nhiều ưu thế.

Đông Nam Á hiện đang là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, so với sinh viên bản địa, sinh viên nước ngoài hiểu rõ hơn về quê hương của mình, thông qua giao lưu văn hóa và kinh nghiệp sinh sống tại Đài Loan có thể học tập từ đôi bên. Lấy ví dụ từ việc đẩy mạnh việc giảng dạy tiền Hoa của Đài Loan tại Indonesia, sinh viên Indonesia cũng sẽ có 3 ưu thế so với sinh viên bản địa, bao gồm:

Một là, các thông tin tài liệu tại đất nước này đều là tiếng Indonesia, người Đài Loan khi muốn nghiên cứu sẽ gặp nhiều khó khăn còn đối với sinh viên nước này sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Hai là, dạy ngôn ngữ không chỉ dạy về từ vựng, ngữ pháp,... mà còn phải hiểu văn hóa của đất nước đó. Ngoài việc hiểu văn hóa Indonesia, du học sinh Indonesia cũng có hiểu biết nhất định về văn hóa Trung Hoa, vì vậy họ hiểu được sự khác biệt về văn hóa mà người Indonesia khi học tiếng Trung sẽ gặp phải, đồng thời có thể phân tích rõ những đặc trưng, nét riêng của việc giáo dục tiếng Trung tại Indonesia. Ba là, nếu muốn hiểu sâu hơn về chính sách giáo dục tiếng Hoa của Indonesia, sinh viên nước này hoàn toàn có thể tìm hiểu thông qua các tài liệu của chính phủ Indonesia, họ có thể phân tích từ tài liệu có được để những người làm nghiên cứu ở Đài Loan hiểu rõ hơn về lịch sử về giáo dục tiếng Hoa của Indonesia, sự thay đổi của các chính sách qua từng thời kỳ...

Tóm lại, mặc dù sinh viên Đông Nam Á có thể gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ khi mới đến Đài Loan học tập, nhưng qua thời gian học tập và trau dồi, đạt trình độ nghe hiểu tiếng Trung là không hề khó. Các em cũng có thể tận dụng những ưu thế vốn có của mình để học tập, nghiên cứu cũng như phát triển trong tương lai.

Trong thời kỳ hội nhập như ngày nay, Đài Loan có thể thông qua vệc tìm hiểu văn hóa ngôn ngữ của sinh viên quốc tế (hoặc tân di dân) để tiếp cận và hòa nhập với thế giới.

Tin hot

回到頁首icon
Loading