:::

Phim tài liệu “Nơi xa xứ người”: Kể lại câu chuyện cứu sống người tị nạn Việt Nam sau năm 1975 bị lãng quên trong lịch sử

Dân tị nạn Việt Nam chụp ảnh tại Trại tị nạn Bành Hồ. (Ảnh: Lấy từ website Đài PTS News)
Dân tị nạn Việt Nam chụp ảnh tại Trại tị nạn Bành Hồ. (Ảnh: Lấy từ website Đài PTS News)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ năm 1975, giữa Việt Nam và Đài Loan xảy ra một đoạn lịch sử ít người biết đến. Với mục đích rọi sáng một phần câu chuyện, vừa qua Kênh truyền hình PTS News của Đài Loan đã công chiếu bộ phim tài liệu mang tên “Nơi xa xứ người” (彼岸他方, tên tiếng Anh: A Camp Unknown).

Bộ phim ghi lại những nỗ lực của Đài Loan khi tham gia cứu nạn quốc tế, cứu giúp hơn 2000 người tị nạn Việt Nam đến Bành Hồ bằng thuyền sau khi cuộc chiến tranh năm 1975 kết thúc. “Nơi xa xứ người” được thực hiện ròng rã 10 năm, nhà làm phim đã lặn lội đi qua nhiều nước để tìm những nhân chứng ngày nào, sau đó đồng hành cùng họ trở về Bành Hồ, trở lại nơi đã cưu mang họ những năm tháng khó khăn nhất cuộc đời.

Xem thêm: Tân di dân thế hệ thứ hai tham gia “Kế hoạch chắp cánh ước mơ” gửi tặng canh gà tình thương tới người già tại viện dưỡng lão

Chiếc thuyền chở người dân tị nạn Việt Nam năm xưa. (Ảnh: Lấy từ website Đài PTS News)

Năm 1975, sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng, nhiều người Việt đã chọn vượt biên ra nước ngoài. Khoảng thời gian từ năm 1977 đến năm 1988, chính phủ Đài Loan thành lập Trại tị nạn Bành Hồ, tiếp nhận 51 chiếc tàu với hơn 2000 người tị nạn. Họ ở đây để đợi cơ hội di cư đến một quốc gia thứ ba. Trong suốt thời gian đó, chính phủ Đài Loan ngoài cung cấp lương thực, chỗ ở, đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm, còn tạo cơ hội để người dân tị nạn có thể tự do đi lại tại địa phương.  

Đạo diễn Lưu Kiến Vĩ cho biết, trong suốt hành trình 10 năm ghi hình, đoàn làm phim gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là trong việc nghiên cứu thực địa và các giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, trong suốt 20 năm qua, ông Lưu Cái Hùng – Giám đốc sản xuất vẫn luôn kiên trì nghiên cứu lịch sử và ghi hình phỏng vấn, nhờ vậy mà cuối cùng hai người mới có cơ hội đem thước phim lịch sử này tới khán giả.

Xem thêm: Sở Di dân tổ chức họp báo tuyên truyền “Chuyên án người nước ngoài cư (lưu) trú quá hạn đầu thú về nước” tại ga Đài Bắc

Người dân tị nạn Việt Nam chụp ảnh tại Trại tị nạn Bành Hồ. (Ảnh: Lấy từ website Đài PTS News)

Theo lịch sử ghi chép lại, từng có 106 trẻ em được sinh ra tại Trại tị nạn Bành Hồ, vì vậy trong bộ phim, nhiều trẻ em năm xưa có dịp được quay trở về để tìm lại nguồn cội của mình, có người dựa vào thông tin trên giấy khai sinh, có người men theo kí ức còn sót lại của cha mẹ để tìm về địa chỉ trại tị nạn năm nào (nay đã bị xóa bỏ). Nhiều người lựa chọn di cư đến quốc gia khác, khi được phỏng vấn họ bày tỏ vô cùng cảm ơn đoàn làm phim đã đưa đoạn lịch sử này ra ánh sáng, giúp câu chuyện của họ không bị lãng quên.

Người dân tị nạn Việt Nam cố gắng giành lấy sự sống khi đang lênh đênh trên biển. (Ảnh: Lấy từ website Đài PTS News)

Ông Lưu Cát Hùng cho hay, rất nhiều người dân tị nạn chia sẻ, Đài Loan và Bành Hồ chính là “quê hương thứ hai” của họ, bởi nếu không có nơi đây có lẽ họ đã không thể được sống lại một lần nữa. Ông và đạo diễn Lưu Kiến Vĩ hy vọng thông qua bộ phim có thể giúp nhiều người biết đến đoạn lịch sử đặc biệt này, đừng lãng quên những người tị nạn được cứu sống xuất hiện trong các thước phim và cả những người không may nằm lại dưới biểu sâu.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading