:::

Câu chuyện tình đặc biệt của tân di dân Mông Cổ và người chồng Đài Loan nên duyên nhờ “Thượng đế”

Di dân mới Kim Ân Hỷ (金恩喜) đến từ Mông Cổ và chồng anh Ngô Anh Triết (吳英哲). (Ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp)
Di dân mới Kim Ân Hỷ (金恩喜) đến từ Mông Cổ và chồng anh Ngô Anh Triết (吳英哲). (Ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Thời báo Tân di dân toàn cầu phối hợp với chuyên mục “幸福北台灣” (tạm dịch: Hạnh phúc nơi miền Bắc Đài Loan) của Đài phát thanh Giáo dục quốc gia để giới thiệu tới quý khán thính giả câu chuyện của những di dân mới tại Đài Loan. Khách mời trong chuyên mục ngày hôm nay là di dân mới Kim Ân Hỷ (金恩喜) đến từ Mông Cổ và người chồng Đài Loan của cô là anh Ngô Anh Triết (吳英哲) sẽ chia sẻ về quá trình gặp gỡ nhau như một bộ phim tình cảm lãng mạn, với sự đồng hành của hai người dẫn chương trình là cô Á Ngọc và cô Ngọc Thủy. Với cách nói chuyện duyên dáng và nhã nhặn, cô Kim Ân Hỷ chia sẻ về quan niệm giáo dục con cái vừa rất ấm áp mà cũng rất cương nghị của mình, cô cho biết: “Khi các con làm việc nhà, tôi sẽ động viên chúng rằng các con rất giỏi, làm rất tốt, mẹ rất yêu các con”. 

Hơn mười năm trước, cô gặp người chồng Đài Loan là anh Ngô Anh Triết ở Hàn Quốc, lần thứ hai gặp nhau là đăng ký kết hôn ngay tại Mông Cổ. Mặc dù thời điểm đó, quá trình kết hôn qua Đài Loan của cô không hề dễ dàng, do thủ tục rườm rà và mất rất nhiều thời gian, nhưng với sự dũng cảm theo đuổi tình yêu, cuối cùng thì cả hai đã hoàn thành các thủ tục kết hôn tại Đài Loan và cùng vun đắp cho một tổ ấm với bốn người con.

Thời báo Tân di dân toàn cầu cũng đã biên tập câu chuyện trong chuyên mục ngày hôm nay sang 5 thứ tiếng bao gồm tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Indonesia, để nhiều độc giả và thính giả có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống nơi đất khách quê người của những di dân mới. 

Xem thêm: Tân di dân tán thưởng chính sách cấp phát 6000 Đài tệ của chính phủ Đài Loan

Chuyện tình của anh chị như một bộ phim tình cảm lãng mạn. (Ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp) 

Trong buổi nói chuyện của chương trình, vợ chồng cô Kim Ân Hỷ đã chia sẻ về quá trình gặp gỡ nhau cũng như những khác biệt về giáo dục do không cùng chung một nền tảng văn hóa mang lại. Nhớ lại cơ duyên đưa hai người gặp nhau, anh Ngô Anh Triết cười hạnh phúc và nói: "Tôi và vợ tôi đã gặp nhau ở nhà thờ. Thật đặc biệt, cảm ơn Thượng đế". Do được bạn bè trong giáo hội khích lệ tham gia một hoạt động ghép đôi mà anh Ngô Anh Triết đã nhận được ảnh của cô Kim Ân Hỷ. Anh cũng thừa nhận rằng lần đầu tiên nhìn thấy ảnh của cô Kim Ân Hỷ, anh cảm nhận rằng đây là một cô gái có ngoại hình rất thanh tú và lanh lợi. Còn cô Kim Ân Hỷ thì bày tỏ rằng: “Lần đầu tiên nhìn thấy ảnh của anh ấy, tôi đã cảm thấy anh ấy là người mà tôi đang tìm kiếm”. Cô thấy đây là một người có học thức và rất có chính kiến, và các chàng trai Đài Loan thường hay biết nấu ăn. Lúc này, người dẫn chương trình hỏi vui rằng: "Thế sau đó thì sao ạ? Anh Ngô Anh Triết có thực sự biết nấu ăn không ạ?" 

"Tôi cũng học từ từ. Ban đầu tôi nấu ăn không giỏi lắm, nhưng sau đó vì vợ mình tôi nhất định phải biết nấu ăn", qua cách anh Ngô Anh Triết trả lời có thể cảm nhận được tình yêu của anh dành cho người vợ của mình.  

Xem thêm: Đài Loan dưới góc nhìn của Giám đốc La French Tech Taiwan

Hồi đó vẫn còn là thời đại của thư điện tử (email). Sau khi được ghép cặp thành công, hai người đã tìm hiểu nhau được 3 năm và tất cả mọi liên lạc đều thông qua email. Sau khi kết thúc một năm tham gia nghĩa vụ quân sự, anh Ngô Anh Triết đã bay đến Hàn Quốc để gặp cô Kim Ân Hỷ lần đầu tiên. Đến lần thứ hai gặp nhau, là họ đã đăng ký kết hôn. 

Anh Triết cảm nhận chị Hỷ là một cô gái rất thanh tú và lanh lợi khi lần đầu được nhìn thấy ảnh của chị. (Ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp) 

Anh Ngô Anh Triết cho biết thêm: "Mười năm trước, pháp luật của Đài Loan yêu cầu phải đăng ký kết hôn ở nước ngoài trước, vì vậy trước tiên tôi phải làm một số thủ tục và giấy tờ ở Đài Loan, sau đó mang đến Mông Cổ, cũng phải đợi ở đây mất một hoặc hai tuần gì đó". Khi mới đến Đài Loan, cô Kim Ân Hỷ không nói được tiếng Trung nên cô chỉ có thể giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh đơn giản, nhưng sự nhiệt tình và lịch sự của người Đài Loan khiến cô cảm thấy rất ấm áp. Hồi đầu, do chưa quen với thời tiết oi bức của Đài Loan nên cô đã bị viêm da cơ địa, cô dành cả năm trời để điều tiết cơ thể và học tiếng Trung. Cô thích nhất là ăn cơm hộp của Đài Loan vì khi mua cơm hộp sẽ được tặng thêm một hũ sữa chua uống nhỏ, điều này cũng khiến người dẫn chương trình cảm thấy vô cùng thú vị. 

Sau một năm nỗ lực học tiếng Trung, cô Kim Ân Hỷ bắt đầu tích cực tìm kiếm việc làm. Cô có bằng cấp nha khoa ở Mông Cổ và muốn tìm một công việc liên quan, nhưng Đài Loan lại không công nhận bằng cấp nha khoa của cô. Anh Ngô Anh Triết giải thích: "Mười năm trước, Đài Loan không biết rõ về Mông Cổ. Vào thời điểm đó, Đài Loan chỉ công nhận giấy phép nha sĩ của Mỹ". Vì vậy, cô Kim Ân Hỷ đã tập trung hết mức vào việc chăm lo cho chồng con. 

Xem thêm: Theo chân tân di dân người Pháp khám phá Cao Hùng, thưởng thức đặc sản địa phương khiến du khách mê đứ đừ

Cô Kim Ân Hỷ lớn lên ở Mông Cổ, tính cách khá là độc lập và cô hy vọng rằng các con của mình sẽ học cách chia sẻ giúp đỡ làm việc nhà ngay từ khi còn nhỏ, không giống như các gia đình Đài Loan thường sẽ có xu hướng bảo bọc con cái. Sau khi trao đổi, anh Ngô Anh Triết cũng đã đồng tình với phương pháp này của vợ. Hiện tại các con của họ đều tuân theo một lịch trực nhật để giúp đỡ làm việc nhà. Điều này đã khiến hai người dẫn chương trình vô cùng ngạc nhiên và phải thốt lên rằng: "Quá tuyệt vời!" 

Người dẫn chương trình chị Trần Á Ngọc (trái), chị Trần Ngọc Thủy (phải) chụp ảnh lưu niệm cùng vợ chồng chị Kim Ân Hỷ. (Ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp) 

Cuối cùng, cô Kim Ân Hỷ hy vọng chồng cô sẽ kiên nhẫn hơn và có thể lắng nghe nhiều hơn những ý kiến khác biệt của cô. Người dẫn chương trình cũng là một di dân mới, cũng rất đồng cảm và bày tỏ rằng: "Vì khả năng ngôn ngữ tiếng Trung của chúng tôi không được trôi chảy, không dễ dàng để diễn đạt các quan điểm một cách trọn vẹn, nên các cặp vợ chồng có thể coi nhau như những người bạn, thì mới có thể hiểu nhau nhiều hơn". 

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading