【Thời báo Di dân mới toàn cầu】/ Để tăng cường bảo vệ quyền lợi của lao động di trú tại Đài Loan, những công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền cho người nước ngoài được thành lập theo “Quy định thanh toán điện tử” sẽ được đưa vào phạm vi của các tổ chức tài chính được đề cập trong "Luật bảo vệ tài chính dành cho người tiêu dùng" (Luật Bảo hiểm tài chính). Quan chức của Ủy ban Quản lý giám sát tài chính Đài Loan cho biết, nếu lao động di trú có tranh chấp tài chính với công ty ngoại hối, họ có thể khiếu nại lên Trung tâm Đánh giá tài chính. Ngoài ra, vừa qua, Công ty cổ phần hữu hạn Thống Chấn đã nộp đơn lên Ủy ban Quản lý giám sát tài chính Đài Loan để xin được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền với số lượng ít ra nước ngoài cho lao động di trú. Sau cuộc họp với Ngân hàng Trung Ương, đơn xin cấp phép đã được thông qua, Công ty cổ phần hữu hạn Thống Chấn đã trở thành công ty đầu tiên của Đài Loan được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này.
Xem thêm: Bộ Lao động gia hạn thời hạn giấy phép tuyển dụng lao động di trú thêm 3 tháng cho chủ thuê
Công ty cổ phần hữu hạn Thống Chấn đã trở thành công ty đầu tiên của Đài Loan được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền với số lượng ít ra nước ngoài cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Do chi phí chuyển tiền qua ngân hàng cao và nhiều lao động di trú do thời gian làm việc nên không thể đến ngân hàng giải quyết các thủ tục gửi tiền theo giờ làm việc hành chính của ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của những người chỉ có thể được thực hiện trong các ngày nghỉ và số tiền chuyển khoản không quá lớn, trước đây Công ty cổ phần hữu hạn Thống Chấn đã trở thành công ty đầu tiên của Đài Loan được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này. Ủy ban Quản lý giám sát tài chính Đài Loan sẽ sửa đổi các quy định thanh toán điện tử và “Các biện pháp quản lý dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài với số lượng ít cho lao động di trú” để cho phép các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài với số lượng ít có thể được tiến hành thông qua các công ty chuyển khoản có giấy phép hoạt động tài chính hạn chế.
Ủy ban Quản lý giám sát tài chính Đài Loan cũng cho biết, khi có tranh chấp tiêu dùng với các công ty chuyển tiền ra ngước ngoài, lao động di trú có thể áp dụng Luật Bảo vệ người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi của bản thân. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Ủy ban Quản lý giám sát tài chính Đài Loan cũng cho biết, khi có tranh chấp tiêu dùng với các công ty chuyển tiền ra ngước ngoài, lao động di trú có thể áp dụng Luật Bảo vệ người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Sau khi các công ty chuyển tiền cho người nước ngoài được đưa vào phạm vi quy định của Luật Bảo hiểm tài chính, lao động di trú sẽ có thêm một kênh hỗ trợ khiếu nại và thẩm định các vấn đề liên quan đến Luật Bảo hiểm tài chính, tăng cường bảo vệ quyền lợi của lao động di trú.