:::

Chính sách “phí 0 đồng” dành cho lao động di trú Indonesia vẫn tiếp tục “đóng băng”

Chính sách “phí 0 đồng” dành cho lao động di trú Indonesia vẫn chưa được phê duyệt. (Nguồn ảnh:《天下雜誌》)
Chính sách “phí 0 đồng” dành cho lao động di trú Indonesia vẫn chưa được phê duyệt. (Nguồn ảnh:《天下雜誌》)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Theo《四方報》(Báo Bốn Phương) cho biết, vào năm 2020, chính phủ Indonesia đã từng đề xuất với chính phủ Đài Loan về chính sách “phí 0 đồng” cho lao động di trú Indonesia, yêu cầu chủ sử dụng Đài Loan phải chi trả rất nhiều chi phí trước khi lao động di trú Indonesia nhập cảnh vào Đài Loan để làm việc, với mục đích là để tránh cho lao động di trú Indonesia không vì các khoản nợ khi đi xuất khẩu lao động mà rơi vào tình cảnh khó khăn. Chính sách này đã khiến các nhà tuyển dụng của Đài Loan rất bất bình. Chính phủ Đài Loan và Indonesia đã đàm phán nhiều lần nhưng vẫn không có kết quả, nên chính sách này vẫn chưa được thực thi, trong tương lai chủ sử dụng phía Đài Loan sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả bao nhiêu khoản chi phí tuyển dụng thì hiện tại vẫn chưa được xác định.

Xem thêm: Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại Gia Nghĩa tăng cường kiểm tra và tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Khán hộ công ngước ngoài đến Đài Loan làm việc thường hay bị các công ty môi giới tư nhân thu phí môi giới việc làm rất cao. (Nguồn ảnh:《新頭殼》)Khán hộ công ngước ngoài đến Đài Loan làm việc thường hay bị các công ty môi giới tư nhân thu phí môi giới việc làm rất cao. (Nguồn ảnh:《新頭殼》)

Tổ Quản lý nguồn lực lao động đa quốc gia của Bộ Lao động cho biết, cuộc họp cuối cùng giữa Đài Loan và Indonesia để thảo luận về chính sách “phí 0 đồng” đối với lao động di trú Indonesia là vào ngày 8/4. Sau đó, do tình hình dịch bệnh của hai bên đều trở nên nghiêm trọng trở lại nên tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thêm bất kỳ thông tin gì cũng như vẫn chưa xác định được thời gian diễn ra buổi đàm phán tiếp theo. Chính vì thế, thông tin chính sách “phí 0 đồng” bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/7/2021 được lan truyền trên mạng trong thời gian vừa qua hoàn toàn là thông tin giả mạo. Cô Ngô Tĩnh Như, nhân viên của Hiệp hội Lao động quốc tế Đài Loan (TIWA) cho biết chưa hề nghe thấy nói là thông tin chính sách “phí 0 đồng” có hiệu lực từ ngày 15/7, vì hiện tại chính sách này vẫn chưa được phê duyệt.

Xem thêm: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, 60% dân văn phòng sụt giảm thu nhập

Khán hộ công ngước ngoài mong muốn chủ sử dụng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. (Nguồn ảnh:《鏡週刊》)Khán hộ công ngước ngoài mong muốn chủ sử dụng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. (Nguồn ảnh:《鏡週刊》)

Với việc chính phủ Indonesia đề xuất với chính phủ Đài Loan về chính sách “phí 0 đồng” cho lao động di trú Indonesia đã dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều và gây bất bình cho nhiều chủ lao động của Đài Loan. Đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng chính là những người chủ thuê khuyết tật phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của những khán hộ công người nước ngoài. Hầu hết họ đều là những người tàn tật nặng cần chăm sóc toàn thời gian, điều kiện kinh tế không mấy khá giả, nếu như lại yêu cầu họ phải gánh thêm các khoản chi phí đến Đài Loan làm việc của lao động di trú, thì e rằng kinh tế của gia đình có thể càng khó khăn hơn. Các đoàn thể NGO cho rằng, đối với các khán hộ công làm công việc chăm sóc trong các hộ gia đình từ lâu đã chịu cảnh "đổ mồ hôi sôi nước mắt mà lương cơ bản thì thấp", thêm vào đó là họ thường hay bị các công ty môi giới tư nhân thu phí môi giới việc làm rất cao. Chính phủ Indonesia không sai khi họ bảo vệ chính công dân của quốc gia họ. Chính phủ Đài Loan cần có cái nhìn trực diện về nhu cầu chăm sóc dài hạn của người dân, xóa bỏ chế độ môi giới tư nhân để giải quyết triệt để vấn đề bóc lột lao động di trú.

Chính phủ Đài Loan cần có cái nhìn trực diện về nhu cầu chăm sóc dài hạn của người dân, xóa bỏ chế độ môi giới tư nhân để giải quyết triệt để vấn đề bóc lột lao động di trú. (Nguồn ảnh:《聯合報》)Chính phủ Đài Loan cần có cái nhìn trực diện về nhu cầu chăm sóc dài hạn của người dân, xóa bỏ chế độ môi giới tư nhân để giải quyết triệt để vấn đề bóc lột lao động di trú. (Nguồn ảnh:《聯合報》)

Tại buổi đàm phán cuối cùng vào tháng 4 vừa qua, ước tính ban đầu về tổng chi phí mà các nhà tuyển dụng Đài Loan phải chi trả là khoảng 23.700 Đài tệ (không bao gồm phí môi giới phía Đài Loan), thấp hơn rất nhiều so với chi phí ước tính từ 70.000 đến 100.000 Đài tệ vào năm 2020. Tuy nhiên, hiện tại chính sách vẫn chưa được phê duyệt, cũng như chưa được chính thức đi vào thực thi, nên nếu chủ sử dụng gặp phải trường hợp công ty môi giới viện cớ không được thu phí môi giới của lao động di trú mà quay sang yêu cầu tăng phí giới thiệu người lao động thì cần phải đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Tin hot

回到頁首icon
Loading